Tiêu chuẩn giám sát công trình xây dựng gồm những gì?

10/10/2023 | 15:19 216 lượt xem Gia Vượng

Giám sát công trình xây dựng là quá trình theo dõi, kiểm tra và quản lý công việc xây dựng một dự án xây dựng nhằm đảm bảo rằng công trình được thực hiện theo đúng kế hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật và yêu cầu của chủ đầu tư. Quá trình này thường được thực hiện bởi một chuyên gia hoặc một đội ngũ các chuyên viên được gọi là “giám sát viên” hoặc “kiểm tra viên”. Quy định tiêu chuẩn giám sát công trình xây dựng như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Quy định pháp luật về việc giám sát công trình xây dựng như thế nào?

Giám sát công trình xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của một dự án xây dựng. Nó là tận tâm và sự tỉ mỉ của các chuyên gia hoặc kiểm tra viên đứng sau mỗi công trình, giúp đảm bảo rằng từng bước tiến trong quá trình xây dựng đều tuân thủ những tiêu chuẩn cao cấp và quy định nghiêm ngặt.

Theo Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về giám sát thi công xây dựng công trình, cụ thể:

1. Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật số 50/2014/QH13. Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

b) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;

c) Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

d) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

đ) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;

e) Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

g) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

h) Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

i) Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

Quy định pháp luật về việc giám sát công trình xây dựng như thế nào?

k) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);

l) Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

m) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

2. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:

a) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phải được quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu với chủ đầu tư;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định này.

4. Tổ chức thực hiện giám sát quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có đủ nhân sự thực hiện giám sát tại công trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của công việc thực hiện giám sát. Tùy theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình, cơ cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát trưởng và các giám sát viên. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và cấp công trình.

5. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Phụ lục IV Nghị định này gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:

a) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng theo quy định tại Phụ lục IVa Nghị định này. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo;

b) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục IVb Nghị định này.

6. Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC, tổng thầu theo hình thức chìa khóa trao tay tự thực hiện đồng thời việc giám sát và thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư, tổng thầu phải thành lập bộ phận giám sát thi công xây dựng độc lập với bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình.

7. Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công:

a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;

b) Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;

c) Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.

8. Đối với dự án PPP, cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm:

a) Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có);

b) Kiểm tra việc thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung đề cương, nhiệm vụ giám sát và quy định của Nghị định này; kiểm tra sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lập, phê duyệt đề cương kiểm tra bao gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng đợt kiểm tra và các yêu cầu khác phù hợp với công việc cần thực hiện và thỏa thuận tại hợp đồng dự án;

c) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thay thế nhân sự trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật về xây dựng;

d) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng công trình khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn chịu lực, phòng cháy chữa cháy, môi trường ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn cộng đồng, an toàn công trình lân cận và yêu cầu nhà thầu tổ chức khắc phục trước khi tiếp tục thi công xây dựng công trình;

đ) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lựa chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kiểm định theo quy định của pháp luật về đấu thầu; kiểm tra việc thực hiện kiểm định theo quy định;

e) Tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;

g) Kiểm định chất lượng công trình làm cơ sở chuyển giao theo quy định trong hợp đồng dự án đối với loại hợp đồng BOT, BLT khi kết thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ.

Quy định tiêu chuẩn giám sát công trình xây dựng như thế nào?

Việc giám sát bao gồm việc theo dõi mọi khía cạnh của dự án, từ tiến độ thi công đến chất lượng công trình. Các giám sát viên cẩn thận kiểm tra bản vẽ, quản lý tài liệu và đảm bảo rằng các quy định về an toàn lao động và môi trường được tuân thủ đầy đủ. Họ cũng là người chịu trách nhiệm thông báo về bất kỳ thay đổi hoặc điều chỉnh nào có thể cần thiết để đảm bảo dự án tiến triển một cách suôn sẻ.

1. Các tiêu chuẩn áp dụng trong giám sát thi công xây dựng phần thân công trình:

–         Các yêu cầu của thiết kế

–         Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

–         TCVN 5637-1991: Quản lý chất lượng xây lắp công trình XD. Nguyên tắc cơ bản.

–         TCVN 4055: 1985:  Tổ chức thi công

–         TCVN 4252: 1988: Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công.

–         TCVN 5308: 1991: Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

–         TCVN 4453-1995 : Thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép

–         TCVN-5540-91 : Bê tông. Kiểm tra đánh giá độ bền , quy định chung

–         TCVN-2682-92 : Xi măng Pooclăng

–         TCVN-1770-86 : Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật

–         TCVN-1771-86 : Đá dăm, sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật

–         TCVN-5592-91 : Bê tông nặng. Yêu cầu bảo d­ưỡng ẩm tự nhiên

–         TCVN-4506-87 : Nư­ớc cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật

–         TCVN-3106-93 : Bê tông nặng. Ph­ương pháp thử độ sụt

–         TCVN-3105-93 : Bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo d­ưỡng mẫu

–         TCVN-1651-85 : Cốt thép và bê tông

–         TCXD 309 – 2004 : Công tác trắc địa trong xây dựng

–         Tiêu chuẩn quốc tế xác đinh tim, cốt kết cấu ISO-7976-1.

–         TCXDVN 313 – 2004: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.

–         TCVN 197 – 1985: Kim loại – Phương pháp thử kéo.

–         TCVN 198 – 1985: Kim loại – Phương pháp thử uốn.

2. Các tiêu chuẩn áp dụng trong giám sát thi công xây dựng hoàn thiện công trình:

–            Các yêu cầu của thiết kế

–            Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

–            TCVN 5637-1991: Quản lý chất lượng xây lắp công trình XD. Nguyên tắc cơ bản.

–            TCVN 4055: 1985:  Tổ chức thi công

–            TCVN 4252: 1988: Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công.

–            TCVN 5308: 1991: Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

–            TCVN 4453-1995: Thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép

–            TCVN-5540-91: Bê tông. Kiểm tra đánh giá độ bền , quy định chung

–            TCVN-2682-92: Xi măng Pooclăng

–            TCVN-1770-86: Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật

–            TCVN-1771-86: Đá dăm, sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật

–            TCXD 309 – 2004: Công tác trắc địa trong xây dựng

–            TCVN 4516 : 1998 – Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

–            TCVN 4085 : 1985 – Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

–            TCVN 5674 : 1992 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.

–            TCVN 4452-1987 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép.

–            TCXDVN 303 : 2004 Công tác hoàn thiện trong xây dựng- Thi công và nghiệm thu

–            Phần 1 – Công tác lát và láng trong xây dựng.

–            TCVN 4732 : 1989 – Đá ốp lát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật

–            TCVN 1450 : 1986 – Gạch rỗng đất sét nung

–            TCVN 1451 : 1986 – Gạch đặc đất sét nung

–            TCVN 6065 : 1995 – Gạch ximăng lát nền

–            TCVN 4314 : 1986 – Vữa xây dựng- Yêu cầu kỹ thuật

–            TCVN 4506 : 1987 – Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

–            TCVN 4340 : 1994 – Ván sàn bằng gỗ

–            TCVN 1074 : 1971 – Gỗ tròn – khuyết tật

–            TCVN 1075 : 1971 – Gỗ xẻ – Kích thước cơ bản

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định tiêu chuẩn giám sát công trình xây dựng như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ pháp lý đổi tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả

Câu hỏi thường gặp

Quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như thế nào?

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có giá trị bao lâu?

Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài; hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.