Thủ tướng phê duyệt chuyển đổi đất lúa

18/08/2023 | 09:05 74 lượt xem Thủy Thanh

Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại đất khác là hạn chế. Đây là một quy định đưa ra nhằm bảo vệ diện tích đất trồng lúa trước nguy cơ suy giảm gây nên sự ảnh hưởng về mặt sản xuất của nước ta. Do đó, đất trồng lúa chỉ được chuyển đổi mục đích sử dụng nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định thì chỉ có thể được chuyển mục đích sang một số loại đất nhất định.

Liên quan đến việc “Thủ tướng phê duyệt chuyển đổi đất lúa” thì ngày 06/4/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50ha.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:10/2022/QĐ-TTgLoại văn bản:Quyết định
Nơi ban hành:Thủ tướng Chính phủNgười ký:Lê Văn Thành
Ngày ban hành:06/04/2022Ngày hiệu lực:06/04/2022
Ngày công báo:19/04/2022Số công báo:Từ số 307 đến số 308
Tình trạng:Còn hiệu lực

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của văn bản

Nước ta là một trong những nước đứng đầu về tỉ lệ xuất khẩu lúa gạo trên thế giới, vậy nên việc trồng lúa là một trong những mang lại lợi ích rất lớn cho đất nước. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ diện tích đất trồng lúa đang bị suy giảm do việc chuyển mục đích sử dụng đất, theo đó khi diện tích đất trồng lúa bị suy giảm sẽ gây ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất lúa cũng như nền kinh tế của nước ta, vậy nên Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về việc chuyển đổi đất lúa này.

– Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cụ thể như sau:

+ Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố Hải Phòng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha trên địa bàn tỉnh Nghệ An quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 36/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố Cần Thơ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội.

– Đối tượng áp dụng: Quyết định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa.

Điều kiện chấp thuận chuyển đất lúa làm dự án tại 4 tỉnh thành

Việc chuyển mục đích sử dụng đất sẽ gây ảnh hưởng đến cơ cấu đất đai cũng như việc quản lý về đất đai nên trong trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thì phải phù hợp với quy hoạch, muốn lập kế hoạch sử dụng đất thì trước đó cần được cấp quyết định từ cơ quan thẩm quyền, phê duyệt và các quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo đó, điều kiện để được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại 4 tỉnh thành (Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Cần Thơ) bao gồm:

– Dự án đầu tư có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 10/2022.

Đơn cử như chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn TP.Hải Phòng, TP.Cần Thơ.

– Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt và các quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

– Đã được chấp thuận đầu tư theo quy định của pháp luật mà văn bản chấp thuận còn hiệu lực đến thời điểm đề xuất; đối với dự án phải thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai thì phải được HĐND cấp tỉnh thông qua.

– Có Phương án trồng rừng thay thế và đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án đối với dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế hoặc phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt.

Thủ tướng phê duyệt chuyển đổi đất lúa

Thủ tướng phê duyệt chuyển đổi đất lúa

Để được chuyển đổi đất lúa thì người yêu cầu cần phải đáp ứng được các điều kiện để được chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa là phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong đó, một trong những văn bản quy định chi tiết và cụ thể về vấn đề này chính là Quyết định 10/2022/QĐ-TTg.

Sau đây mời bạn xem và tải về Quyết định 10/2022/QĐ-TTg tại đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download

 Đề nghị chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất

Để được chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất hay những đối tượng khác có nhu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất phải gửi đề nghị chấp thuận đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Sau khi nhận được đề nghị chấp thuận này, cơ quan tiếp nhận sẽ tổng hợp và gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết cụ thể.

– Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định này, nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đăng ký nhu cầu sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với trường hợp dự án thực hiện trên địa bàn từ 02 huyện trở lên thì chủ đầu tư, nhà đầu tư đăng ký trực tiếp với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đất lấy ý kiến theo quy định sau:

Nội dung lấy ý kiến bao gồm:

+ Vị trí, quy mô sử dụng đất của dự án đầu tư;

+ Ảnh hưởng đối với người có đất bị thu hồi (đời sống, việc làm, chuyển đổi nghề);

+ Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất đến cộng đồng dân cư.

Hình thức lấy ý kiến:

+ Lấy ý kiến trực tiếp người có đất bị thu hồi, cộng đồng dân cư thông qua đại diện của điểm dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở địa phương nơi có đất chuyển mục đích;

+ Lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đất chuyển mục đích.

– Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để tổng hợp, giải trình, tiếp thu các ý kiến và lập hồ sơ đề nghị chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:

Tờ trình Hội đồng nhân dân về việc chuyển mục đích sử dụng đất gồm các thông tin cơ bản sau:

+ Sự cần thiết và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Sự phù hợp của việc chuyển mục đích sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt;

+ Việc đáp ứng điều kiện và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Danh mục dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

Trích lục bản đồ khu vực chuyển mục đích sử dụng đất có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tướng phê duyệt chuyển đổi đất lúa“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng đến giá thu hồi đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa như thế nào?

Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, gồm:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo thông tư 30/2014/TT-BTNMT; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khi nộp hồ sơ xuất trình thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân nếu có yêu cầu.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 2. Xử lý, giải quyết yêu cầu
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 3. Trả kết quả
Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời gian thực hiện:
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất đất trồng lúa cần nộp tiền gì?

Khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng theo khoản 2 Điều 57 Luật đất đai 2013.
Theo quy định tại Điều 109 Luật đất đai 2013,
Khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định sau đây:
– Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất;
– Nộp tiền thuê đất hàng năm theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.