Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT

31/05/2022 | 20:58 79 lượt xem Thanh Loan

Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT ban hành ngày 22/06/2016 của Chính phủ về hướng dẫn thẩm định dự thảo bảng giá đất, thẩm định phương án giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất. Để nắm rõ hơn những nội dung được quy định tại Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT. Tư vấn luật đất đai mời bạn đọc xem trước và tải xuống văn bản này trong bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:87/2016/TTLT-BTC-BTNMTLoại văn bản:Thông tư liên tịch
Nơi ban hành:Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trườngNgười ký:Trần Văn Hiếu, Nguyễn Thị Phương Hoa
Ngày ban hành:22/06/2016Ngày hiệu lực:08/08/2016
Ngày công báo:06/08/2016Số công báo:Từ số 843 đến số 844
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc thẩm định dự thảo bảng giá đất, dự thảo bảng giá đất điều chỉnh của Hội đồng thẩm định bảng giá đất; việc thẩm định phương án giá đất, phương án hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của Hội đồng thẩm định giá đất.

1. Quy định chung về việc thẩm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất

Việc thẩm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất được thực hiện bởi Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất. Thông tư liên tịch số 87/2016 quy định nguyên tắc làm việc của Hội đồng như sau:

– Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể và các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

– Phiên họp Hội đồng chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 thành viên của Hội đồng tham dự.

– Hội đồng kết luận theo ý kiến của số đông thành viên Hội đồng có mặt đã biểu quyết và thông qua tại phiên họp. Nếu ngang nhau thì bên có lá phiếu của Chủ tịch Hội đồng hoặc thường trực Hội đồng sẽ quyết định.

– Nội dung phiên họp Hội đồng phải được lập thành Biên bản cuộc họp thẩm định.

– Hội đồng được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Hội đồng chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch 87 năm 2016 quy định phải lưu trữ hồ sơ thẩm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất đối với các tài liệu sau: Hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất; Quyết định thành lập, điều chỉnh thành viên Hội đồng thẩm định bảng giá đất, phương án giá đất; Biên bản cuộc họp thẩm định; văn bản thẩm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất và các tài liệu khác.

2. Thẩm định dự thảo bảng giá đất

Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo bảng giá đất đến Thường trực Hội đồng thẩm định bảng giá đất  gồm các giấy tờ sau theo Thông tư liên tịch 87/2016:

– Văn bản đề nghị thẩm định dự thảo bảng giá đất;

– Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; dự thảo bảng giá đất và báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất;

– Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các Sở, ngành, cơ quan liên quan và các tài liệu khác.

Hội đồng thẩm định bảng giá đất được thành lập cố định hoặc theo vụ việc để thẩm định, dự thảo bảng giá đất tại địa phương. Hội đồng tổ chức cuộc họp thẩm định với các nội dung theo quy định. Căn cứ biên bản cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng hoặc Thường trực Hội đồng ký văn bản thẩm định bảng giá đất và thông báo đến Sở Tài nguyên Môi trường để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Thẩm định phương án giá đất

Hồ sơ đề nghị thẩm định phương án giá đất gồm: Văn bản đề nghị thẩm định phương án giá đất; Tờ trình về phương án giá đất, dự thảo phương án giá đất và báo cáo thuyết minh; Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia và các tài liệu khác liên quan.

Thông tư liên tịch số 87/TTLT-BTC-BTNMT quy định thời hạn thẩm định và ban hành văn bản thẩm định phương án giá đất không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài thêm không quá 5 ngày làm việc.

Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT có hiệu lực ngày 08/8/2016.

Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT
Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT

Tải xuống Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT

Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “ Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT ”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thẩm định giá nhà đất là gì?

Thẩm định giá nhà đất là việc sử dụng các phương pháp và công cụ nhằm để xác định giá trị của một sản phẩm bất động sản tại một khu vực nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể.
Việc định giá nhà đất là do người mua hoặc người bán tự quyết định, nghĩa là thuận mua vừa bán, nhưng phải phù hợp với giá cả thị trường. Hiện nay có 2 loại là định giá nhà đất nhà nước và định giá nhà đất theo thị trường

Các cách thẩm định giá nhà đất?

Thẩm định dựa trên vị trí
Đầu tiên là bạn cần xác định rõ ngôi nhà hoặc lô đất bạn muốn giao dịch nằm tại quận, huyện, khu vực nào? Nằm ở mặt tiền hay trong hẻm? Trong hẻm nhỏ hay hẻm lớn, hẻm chính hay hẻm phụ. Vì tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng lớn đến giá trị của nhà đất.
Nếu nhà đất nằm tại mặt đường, khu dân cư đông đúc thì sẽ rất thuận lợi cho buôn bán, thì chắc chắn giá trị của bất động sản sẽ rất cao không chỉ hiện tại và còn về lâu về dài.
Thẩm định qua bảng giá đất
Hiện nay có 2 loại bảng giá đất, một là do Nhà nước ban hành, cụ thể là do UBND cấp tỉnh ban hành, thứ hai là bảng giá đất dựa theo thị trường.
Bảng giá đất theo Nhà nước: Là tập hợp các mức giá đất cho mỗi loại đất do UBND cấp tỉnh ban hành trên cơ sở phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Bảng giá đất này sẽ được ban hành mỗi 5 năm một lần và công bố vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. Cái này bạn có thể lên mạng và tìm kiếm theo từ khóa “bảng giá đất + khu vực mà bạn cần tìm”
Giá đất theo thị trường: Hiện nay Nhà nước không quy định về vấn đề này, giá đất theo thị trường là giá đất hình thành qua các hoạt động của thị trường, không phụ thuộc vào giá Nhà nước như giá do các bên thỏa thuận trong các giao dịch như chuyển nhượng, cho thuê…. Thông thường, giá nhà đất sẽ bằng giá trên bảng giá đất của khu vực mà Nhà nước quy định nhân thêm khoảng 3,8 – 4,5 lần. Tỷ lệ này đã được các chuyên gia tính toán dựa trên mức chênh lệch giữa giá đất do nhà nước quy định với giá đất thực tế trên thị trường.
Thẩm định qua bất động sản tương đồng
Một phương pháp thẩm định giá nhà đất khác cũng rất hữu hiệu đó là thẩm định thông qua bất động sản tương đồng, tức là đi tìm hiểu giá nhà đất khu vực xung quanh. Bạn có thể hỏi những người dân xung quanh đó để biết được giá cụ thể, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì bạn nên tham khảo ít nhất là 3 bất động sản khu vực xung quanh, còn nếu muốn đảm bảo hơn nữa thì bạn tham khảo được càng nhiều thì các tốt.