Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định về vấn đề gì?

29/07/2022 | 23:28 20 lượt xem Trà Ly

Thông tư 36/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. Để nắm rõ phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. Hãy xem và tải xuống Thông tư 36/2014/TT-BTNMT dưới đây nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:36/2014/TT-BTNMTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trườngNgười ký:Nguyễn Mạnh Hiển
Ngày ban hành:30/06/2014Ngày hiệu lực:13/08/2014
Ngày công báo:19/08/2014Số công báo:Từ số 773 đến số 774
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Thủ tục cấp Chứng chỉ định giá đất

Bộ TNMT ban hành Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

Theo đó, cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất phải đăng ký cấp Chứng chỉ định giá đất tại Tổng cục Quản lý đất đai, hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin cấp theo mẫu;

– Bản sao GCN đã hoàn thành khóa bồi dưỡng về định giá đất;

– Bản sao Bằng TN đại học hoặc sau đại học, giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác về thời gian công tác;

– Bản sao CMND hoặc hộ chiếu.

Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì Tổng cục QLĐĐ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp Chứng chỉ định giá đất.

Ngoài ra, thông tư có những quy định chi tiết về: các công thức định giá đất, thời hạn hoàn thiện dự thảo phương án giá đất…

Thông tư 36/2014/TT-BTNMT
Thông tư 36/2014/TT-BTNMT

Phương pháp chiết trừ

Điều 4 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định trình tự, nội dung định giá đất theo phương pháp chiết trừ như sau:

– Khảo sát, thu thập thông tin như: Mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, diện tích, kích thước, hình thể và tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất…

– Xác định giá trị hiện tại của tài sản gắn liền với đất của các bất động sản so sánh.

–  Ước tính giá đất của bất động sản so sánh.

– Xác định giá đất của bất động sản cần định giá.

Định giá bằng phương pháp chiết trừ là gì?

Định giá đất theo phương pháp chiết trừ là việc định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

Điều kiện áp dụng phương pháp chiết trừ trong định giá đất

Phương pháp chiết trừ được áp dụng để định giá đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất trong trường hợp có đủ số liệu về giá các bất động sản, gồm: Đất và tài sản gắn liền với đất tương tự với thửa đất cần định giá đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết trừ

Ưu điểm phương pháp chiết trừ thường được áp dụng để xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất trống, trong trường hợp không có đủ thông tin giao dịch trên thị trường.

Nhược điểm định giá đất theo phương pháp chiết trừ: Đôi khi, chi phí không bằng với giá trị tài sản; người thẩm định phải có kinh nghiệm, kiến thức về xây dựng, giá thành…

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13/08/2014.

Tải xuống Thông tư 36/2014/TT-BTNMT

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thông tư 36/2014/TT-BTNMT“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc định giá đất như thế nào?

Điều 112 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc định giá đất như sau:
Điều 112. Nguyên tắc, phương pháp định giá đất
1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
b) Theo thời hạn sử dụng đất;
c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.

Phương pháp định giá đất như thế nào?

Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về định giá đất như sau:
Điều 4. Phương pháp định giá đất
1. Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.
2. Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).
3. Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.
4. Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.
5. Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.