Thời hạn sử dụng chung cư nhà ở xã hội bao lâu?

17/01/2023 | 11:34 50 lượt xem SEO Tài

Hiện nay, mô hình nhà ở xã hội đã trở nên quá quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và chính xác nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội được đánh giá là mô hình cư trú phù hợp với những hộ gia đình có mức thu nhập thấp tại thành phố. Nhờ mô hình đó mà nhà nước có thể cải thiện được cuộc sống của người dân, tạo cơ hội cho nhân dân có thể an cư lạc nghiệp. Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc về chung cư nhà ở xã hội, đặc biệt là về thời hạn sử dụng chung cư nhà ở xã hội.

Tư vấn luật đất đai hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật nhà ở 2014

Nhà ở xã hội là gì?

Khi giá thị trường nhà đất tăng cao, nhiều hộ gia đình cho là việc sở hữu một căn chung cư riêng có giá khá cao so với thu nhập là điều không hề dễ dàng, vậy nên nhà nước đã cho ra loại hình nhà ở xã hội riêng. Nhà ở xã hội là loại hình cư trú đang được rất nhiều người có thu nhập trung bình lựa chọn. Trong khi đó nhà ở xã hội lại có giá khá mềm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại hình nhà ở này, các hạn chế của nhà ở xã hội bên cạnh những ưu điểm của nó.

Nhà ở xã hội là nhà thuộc quyền quản lý của Cơ quan Nhà nước và những tổ chức bất vụ lợi. Mô hình nhà ở này được xây dựng nhằm mục đích cung cấp chỗ ở cho những khách hàng nằm trong danh sách ưu tiên của nhà nước hoặc các đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong những năm gần đây, nhà ở xã hội được coi là giải pháp hiệu quả để hỗ trợ cho khách hàng có thể sở hữu cho khách hàng có thể sở hữu nơi an cư với mức giá rẻ.

Theo quy định pháp luật về luật nhà ở và nhà ở xã hội chỉ được thế chấp hoặc bán sau 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền thuê hoặc mua nhà theo đúng hợp đồng mua bán đã ký với bên bán. Ngoài ra, người bán phải có đầy đủ quyền sở hữu nhà ở, tài sản và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu thời hạn chưa đủ 5 năm thì người ở vẫn có quyền đem đi thế chấp ngân hàng để vay tiền để thuê hoặc mua lại chính căn hộ đó. Còn trường hợp muốn bán thì bạn chỉ được bán cho chính chủ đầu tư xây dựng của dự án nhà ở xã hội này với giá bán không được hơn giá bán nhà ở xã hội cùng thời điểm, cùng loại. Về mặt giá cả hoàn toàn do hai bên tự thỏa thuận và đưa ra giá.

Một số dạng mô hình nhà ở xã hội:

Tại Việt Nam, các loại nhà ở xã hội phổ biến gồm có:

Dự án do công ty tư nhân xây dựng, sau đó bán lại cho quỹ nhà ở xã hội dựa theo các chính sách đặc thù.

Căn hộ chung cư do nhà nước xây dựng dùng để làm nhà ở xã hội.

Quy định về thời hạn sử dụng chung cư nhà ở xã hội

Theo Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.

Thông thường, các đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội là những đối tượng đặc biệt như người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người thu nhập thấp, … và phải đáp ứng các điều kiện khác như chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, phải có đăng kỹ thường trú tại tỉnh đó, trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên …

Theo Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014, chỉ những đối tượng sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này (Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;…)

Trong các đối tượng nêu trên, chỉ có cá nhân nước ngoài là bị hạn chế thời gian sở hữu nhà. Cụ thể, căn cứ Điều 161 Luật Nhà ở, đối tượng này chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định pháp luật.

Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Hiện, pháp luật cũng không quy định về niên hạn nhà ở xã hội.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định thời gian sở hữu nhà với đối tượng người nước ngoài. Còn các đối tượng mua nhà ở xã hội khác đã đáp ứng điều kiện luật định và làm hồ sơ mua nhà ở xã hội thì sẽ được sở hữu nhà ở xã hội lâu dài, không có thời hạn. Vì thế, không có chuyện nhà ở xã hội sau 50 năm bị thu hồi.

Thời hạn sử dụng chung cư nhà ở xã hội
Thời hạn sử dụng chung cư nhà ở xã hội

Đối tượng cho phép ở nhà ở xã hội

Những dự án nhà ở xã hội ra đời với mục đích tạo điều kiện và xu hướng cho những người không dư giả kinh tế nhưng muốn sở hữu cho mình nhà riêng, việc xây dựng những ngôi nhà như vậy mang lại rất nhiều ý nghĩa và giúp được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên chỉ những người thuộc diện ưu tiên mới có thể mua hoặc thuê những căn nhà này. Kinh nghiệm mua nhà ở xã hội sẽ giúp bạn có được những lựa chọn chính xác.

Theo các điều luật của Nhà nước, những đối tượng dưới đây được mua, thuê nhà ở xã hội bao gồm:

Công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất.

Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Các đối tượng trả lại nhà công vụ gặp khó khăn về nhà ở.

Đây là những viên chức nghèo, thu nhập thấp và không có đủ tài chính để mua chung cư hay nhà đất. Và để có thể mua hoặc thuê nhà ở xã hội này, đòi hỏi các đối tượng trên phải đủ các điều kiện sau:

Chưa có nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tuy nhiên diện tích bình quân trên đầu người trong nhà dưới 8m2 sàn/người hoặc nhà hư hỏng, dột nát.

Mức thu nhập bình quân mỗi tháng của gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Điều kiện mua nhà ở xã hội

Căn cứ theo luật nhà ở 2014 tại điều 51 có quy định rõ ràng về điều kiện mua nhà xã hội. Bên cạnh các quy định về đối tượng được phép mua thì khi mua nhà ở xã hội còn phải thỏa mãn các điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập.

Điều kiện về nhà ở

Những người được phép mua nhà xã hội phải đáp ứng được điều kiện về nhà ở theo quy định. Điều kiện này chi tiết như sau:

  • Đối tượng mua nhà xã hội phải là những người chưa sở hữu được nhà ở riêng.
  • Đối tượng mua nhà ở xã hội Hà Nội, TPHCM,…phải là cá nhân chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở tại khu vực sinh sống.
  • Điều kiện mua nhà xã hội phải là cá nhân đã có nhà ở thuộc sở hữu. Tuy nhiên diện tích ngôi nhà chỉ ở mức bình quân đầu người so với toàn hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Điều kiện về cư trú

Để đủ điều kiện mua nhà ở xã hội thì các đối tượng được phép mua còn phải thỏa mãn điều kiện về cư trú. Hiểu một cách đơn giản về điều kiện cư trú thì bạn có thể hiểu như sau:

  • Đối tượng được phép mua nhà phải là người đã có giấy chứng thực đăng ký thường trú tại khu vực nơi có nhà xã hội.
  • Đối tượng được phép mua nhà xã hội phải là người không có đăng ký thường trú, bắt buộc phải có giấy đăng ký tạm trí từ một năm trở lên. Giấy đăng ký tạm trú đã đăng ký ở khu vực nơi có nhà xã hội.

Điều kiện về thu nhập

Muốn mua nhà ở xã hội, người thuộc diện được phép mua còn phải thỏa mãn điều kiện về thu nhập như sau:

  • Cá nhân cần thuộc diện không cần đóng thuế thu nhập cá nhân:
  • Người có thu nhập thấp
  • Người thuộc cận nghèo, nghèo
  • Người đang làm việc ở khu công nghiệp
  • Người làm trong đơn vị công an, quân đội
  • Đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo đã được cập sổ theo quy định
  • ….

Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội

Làm sao mua được nhà ở xã hội là vấn đề được người mua quan tâm khi quyết định lựa chọn mô hình cư trú này. Với nhà ở xã hội, người mua cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện các thủ tục về nhà ở.

Hồ sơ nhà ở xã hội

Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội (được cấp theo mẫu có sẵn).
Chứng minh thư nhân dân của người mua (3 bản đã được công chứng).
Đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (3 bản đã được công chứng).
Ảnh (3×4) các thành viên trong gia đình, 3 ảnh/thành viên.
Các minh chứng khác như thực trạng nhà ở, thu nhập.

Quy trình, thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất

Người mua nộp hồ sơ và các giấy tờ cần thiết cho chủ đầu tư dự án.
Chủ đầu tư tiến hành xem xét hồ sơ, lập danh sách các đối tượng được mua/thuê nhà ở xã hội do mình quản lý. Sau đó sẽ phản hồi kết quả tới người mua. Trường hợp chủ đầu tư trả lại hồ sơ sẽ ghi rõ lý do hoàn trả.
Chủ đầu tư tiếp tục gửi danh sách người được mua cho sở Xây dựng để tiến hành xác thực lại một lần nữa. Sau 15 ngày kể từ khi gửi danh sách xác thực, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến gì, chủ đầu tư sẽ thông báo cho người mua. Đồng thời, tiến hành đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
Sau khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm công khai danh sách người mua tại các sàn giao dịch bất động sản, trụ sở làm việc hay trang thông tin nhà ở của chủ đầu tư.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thời hạn sử dụng chung cư nhà ở xã hội” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn đặt cọc đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mua nhà ở xã hội có được cấp sổ đỏ/sổ hồng không?

Theo quy định của nhà nước thì chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu khi người mua nhà đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Như vậy, người mua nhà sẽ nhận được sổ hồng nhà ở xã hội sau khi thanh toán đủ tiền giá trị căn hộ.

Nhà ở xã hội được thế chấp không?

Nhà ở xã hội có được bán không? Nhà ở xã hội không được phép mua bán, thế chấp nhà ở xã hội dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu 5 năm. Thời gian sở hữu nhà xã hội được tính bắt đầu từ thời điểm trả hết tiền mua hay thuê nhà ở xã hội theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê. Như vậy điều kiện sở hữu nhà xã hội thuê mua là gì thì dựa vào kiến thức đã được cập nhật phải thỏa mãn điều kiện mà pháp luật đề ra mới có thể thực hiện như mong muốn.
Đối với những đối tượng được mua nhà xã hội sẽ không được phép tiến hành thế chấp. Chỉ trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua chính căn hộ đó. Đây được xem là một trong những quy định đúng đắn của nhà nước đối với nhà xã hội. Bởi vì tính xã hội là gì khác hoàn toàn với các mô hình nhà ở khác. Nhà nước tạo ra mô hình nhà xã hội nhằm tạo điều kiện giúp cho bạn có một mái ấm gia đình hạnh phúc.