Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, khi nền công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông internet; theo đó việc mua bán trao đổi ngoại thương trong đó có bao gồm việc đấu giá, đấu thầu được thực hiện trên môi trường mạng một cách phổ biến. Với công nghệ phát triển như vậy, việc đấu thầu qua mạng ngày càng trở nên phát triển. Tuy nhiên không ít nhà thầu vẫn còn lúng túng về việc đấu thầu qua mạng sẽ thực hiện ra sao hay thời gian đấu thầu như thế nào cũng là một vấn đề được quan tâm nhiều tới. Vậy chi tiết quy định thời gian mở thầu đối với đấu thầu qua mạng như thế nào? Hãy cùng tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đấu thầu năm 2013
- Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT
Đấu thầu qua mạng là gì?
Đấu thầu qua mạng được hiểu cơ bản chính là việc tận dụng những lợi thế sẵn có của internet để nhằm mục đích thực hiện tổ chức đấu thầu. Chủ mời thầu thông qua quá trình đấu thầu cũng sẽ có thể tìm được nhà thầu tốt, với giá cả hợp lý, phải chăng nhất vì việc này cũng đã trải qua một cuộc chọn lọc kỹ càng. Còn các chủ thể là những nhà thầu thì sẽ được làm việc với một nơi uy tín, đảm bảo có được gói thầu lớn, mang lại được lợi nhuận cao.
Một số lĩnh vực thường xuyên được đấu thầu qua mạng cụ thể đó chính là các công trình nhà ở, đường xá, cầu cảng, dịch vụ di chuyển như tàu điện ngầm, tàu cao tốc và nhiều các công trình khác.
Khi đấu thầu qua mạng cần thực hiện những công việc gì?
Để nhằm mục đích thực hiện việc đấu thầu qua mạng được thành công tốt đẹp thì chúng ta sẽ cần phải hiểu rõ tất cả các bước của đấu thầu qua mạng. Cụ thể, một số công việc cần thực hiện khi đấu thầu qua mạng như sau:
– Công việc cần thực hiện khi đấu thầu qua mạng đối với người tổ chức đấu thầu:
Các chủ thể sẽ cần phải thực hiện một số công việc sau để nhằm mục đích có thể đảm bảo quá trình mời thầu, đấu thầu diễn ra một cách suôn sẻ. Các công việc cụ thể là:
+ Người tổ chức đấu thầu cần thiết lập thông tin của dự án, thông tin của nhà mời thầu một các chi tiết, rõ ràng và cụ thể nhất lên trên hệ thống mạng.
+ Người tổ chức đấu thầu sẽ soạn sẵn những hồ sơ, giấy tờ thủ tục mời thầu qua mạng. Các biểu mẫu, form có sẵn, thiết kế ở nơi dễ tìm thấy. Có như vậy, người tham gia đấu thầu mới dễ dàng tìm được và điền thông tin cá nhân của họ.
+ Người tổ chức đấu thầu sẽ làm các thủ tục về đấu thầu và trả các chi phí liên quan để tổ chức đấu thầu qua mạng. Tổ chức thực hiện đấu thầu qua mạng. Sau khi đã kết thúc khoảng thời gian đấu thầu, mở các hồ sơ, giấy tờ liên quan. Đánh giá và chọn lọc ra hồ sơ đấu thầu cho thấy được sự ưng ý nhất.
+ Người tổ chức đấu thầu sẽ công khai người trúng thầu trên hệ thống mạng. Ghi rõ thông tin của các chủ thể là người trúng thầu, gói thầu với giá trị gói thầu là bao nhiêu…
+ Người tổ chức đấu thầu sẽ đàm phán và ký kết hợp đồng với người trúng thầu. Các điều khoản, thỏa thuận chi tiết cũng sẽ được ghi rõ trong hợp đồng.
– Công việc cần thực hiện khi đấu thầu qua mạng đối với người chọn thầu:
Những người chọn thầu sẽ cần phải thực hiện đầy đủ và hiểu rõ những bước sau đây:
+ Những người chọn thầu sẽ cần phải đăng tải thông tin của bản thân doanh nghiệp lên trên hệ thống mạng của chủ thể là nhà tổ chức đấu thầu.
+ Những người chọn thầu sẽ cần phải điền và nộp những hồ sơ có liên quan đến việc tham dự đấu thầu. Nếu nộp thành công sẽ được nhận thông báo xác nhận từ phía chủ thể là nhà mở thầu.
+ Những người chọn thầu sẽ cần phải đăng tải thông tin về bảo lãnh dự thầu, tăng uy tín của bản thân. Để nhằm mục đích thực hiện bảo lãnh phải thông qua ngân hàng, ký quỹ trước nếu có.
+ Những người chọn thầu sẽ cần phải làm các thủ tục tham dự và trả các chi phí liên quan đến việc đăng ký tham dự. Ngoài ra, sẽ có thể chọn trả chi phí duy trì các thông tin cá nhân trên hệ thống mạng. Chi phí này thường được trả mỗi năm một lần.
+ Những người chọn thầu sẽ cần phải trả các chi phí liên quan đến nộp hồ sơ, mua hồ sơ và nhiều các khoản khác. Sau khi đã trúng thầu thì sẽ ký kết hợp đồng, thỏa thuận mọi điều khoản chi tiết với bên mời thầu.
Thời gian mở thầu đối với đấu thầu qua mạng như thế nào?
Đấu thầu qua mạng, hay còn được gọi là đấu thầu điện tử, là quá trình tổ chức và tiến hành đấu thầu thông qua môi trường trực tuyến. Phương pháp này đã mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng và lợi ích cho quá trình đấu thầu. Theo Điều 31 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT quy định về thời hạn mở thầu đối với lựa chọn nhà thầu trên hệ thống đấu thầu qua mạng như sau:
“Điều 31. Mở thầu đối với lựa chọn nhà thầu qua mạng
1. Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:
Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.
2. Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:
a) Bên mời thầu phải tiến hành mở E-HSĐXKT và công khai biên bản mở E-HSĐXKT trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu;
b) Sau khi có quyết định phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, bên mời thầu đăng tải danh sách này trên Hệ thống và đính kèm bản chụp (scan) văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trên Hệ thống. Sau khi đăng tải thành công, Hệ thống gửi thông báo đến các nhà thầu tham dự gói thầu;
c) Sau khi đăng tải danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, Bên mời thầu mở E-HSĐXTC của các nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và công khai biên bản mở E-HSĐXTC trên Hệ thống.”
Như vậy, thời hạn mở thầu trên Hệ thống đấu thầu qua mạng trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu theo những quy định nêu trên.
Nhà thầu có trách nhiệm như thế nào trong quá trình tham gia dự thầu trên Hệ thống đấu thầu qua mạng?
Đấu thầu qua mạng cho phép thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà thầu khác nhau từ khắp nơi trên thế giới. Điều này tạo ra một sự cạnh tranh cao hơn giữa các nhà thầu và giúp chủ đầu tư có nhiều lựa chọn hơn. Vậy trong quá trình tham gia dự thầu trên Hệ thống đấu thầu qua mạng, nhà thầu có trách nhiệm như thế nào? Theo Điều 26 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT quy định về trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình tham dự thầu trên hệ thống đấu thầu qua mạng như sau:
Nhà thầu chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin kê khai trên webform và file tài liệu đính kèm trong quá trình tham dự thầu. Nhà thầu nhập thông tin theo yêu cầu của E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT và đính kèm các file tài liệu để tạo thành bộ E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT như sau:
– Thông tin về tính hợp lệ của E-HSDT:
+ Đối với nội dung về bảo đảm dự thầu, nhà thầu kê khai thông tin và đính kèm bản scan bảo đảm dự thầu;
+ Đối với các nội dung còn lại, nhà thầu chỉ kê khai thông tin trên webform mà không cần đính kèm bản scan các văn bản, tài liệu liên quan.
– Thông tin về năng lực, kinh nghiệm:
+ Đối với hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất: nhà thầu kê khai và đính kèm file tài liệu liên quan để chứng minh thông tin đã kê khai;
+ Đối với yêu cầu về nguồn lực tài chính: nhà thầu kê khai thông tin trường hợp nhà thầu sử dụng cam kết cung cấp tín dụng để chứng minh nguồn lực tài
chính, ngoài việc phải kê khai thông tin, nhà thầu đính kèm bản scan cam kết cung cấp tín dụng
+ Đối với doanh thu hằng năm, giá trị tài sản ròng: kể từ năm 2021 trở đi, Hệ thống tự động trích xuất số liệu về báo cáo tài chính từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thuế điện tử vào hồ sơ năng lực của nhà thầu;
+ Đối với các nội dung khác: nhà thầu kê khai trên webform mà không cần đính kèm bản scan các văn bản, tài liệu liên quan;
Đối với số liệu về báo cáo tài chính kể từ năm 2021 trở đi, trường hợp nhà thầu phát hiện Hệ thống chưa cập nhật số liệu so với Hệ thống thuế điện tử của các năm từ năm 2021 trở đi thì nhà thầu sửa đổi thông tin cho phù hợp với số liệu đã báo cáo với cơ quan thuế; trường hợp số liệu mà nhà thầu cập nhật, sửa đổi trên Hệ thống không thống nhất với số liệu trên Hệ thống thuế điện tử dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu bị coi là gian lận, vi phạm khoản 4 Điều 89 của Luật Đấu thầu.
– Nhà thầu có trách nhiệm nghiên cứu E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT đối với các gói thầu mà nhà thầu quan tâm để chuẩn bị E-HSQT, E-HSDST, EHSDT cho phù hợp với yêu cầu của E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT. Trường hợp phát hiện E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT có các nội dung không rõ ràng, gây khó khăn cho nhà thầu trong việc chuẩn bị E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT thì nhà thầu phải yêu cầu bên mời thầu làm rõ E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT để chủ đầu tư, bên mời thầu sửa đổi, bổ sung các tài liệu này cho phù hợp.
– Nhà thầu có trách nhiệm theo dõi, cập nhật các thông tin trên Hệ thống đối với gói thầu mà nhà thầu quan tâm hoặc tham dự. Trường hợp xảy ra các sai sót do không theo dõi, cập nhật thông tin trên Hệ thống dẫn đến bất lợi cho nhà thầu trong quá trình tham dự thầu bao gồm: thay đổi, sửa đổi về E-HSMQT, EHSMST, E-HSMT, thời gian nộp E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT, thời gian làm rõ E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT, thời gian thương thảo hợp đồng và các nội dung khác thì nhà thầu phải tự chịu trách nhiệm và chịu bất lợi trong quá trình tham dự thầu,
– Trường hợp người đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho giám đốc chi nhánh, giám đốc công ty con hạch toán phụ thuộc, giám đốc xí nghiệp… để thực hiện các công việc trong quá trình tham dự thầu thì việc tham dự thầu trên Hệ thống phải được thực hiện bằng tài khoản tham gia Hệ thống của nhà thầu mà không được sử dụng tài khoản tham gia Hệ thống của chi nhánh, công ty con, xí nghiệp… Đối với trường hợp sử dụng tài khoản tham gia Hệ thống của chi nhánh hoặc các đơn vị phụ thuộc hạch toán phụ thuộc) thì nhà thầu sẽ bị coi là không đáp ứng về tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thời gian mở thầu đối với đấu thầu qua mạng như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia đất khi ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Nhà thầu (hay nhà thầu xây dựng) được định nghĩa là một tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để thi công xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.
1. Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng, bên mời thầu, nhà thầu phải thực hiện đăng ký một lần trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Đối với mỗi gói thầu, nhà thầu chỉ nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất một lần trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Bên mời thầu tiến hành mở thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau thời điểm đóng thầu. Trường hợp không có nhà thầu nộp hồ sơ, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng; trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu mở thầu ngay mà không phải xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 117 của Nghị định này.
5. Các văn bản điện tử giao dịch qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được coi là văn bản gốc, có giá trị pháp lý và có hiệu lực như văn bản bằng giấy, làm cơ sở phục vụ công tác đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân.
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Bước 3: Đánh giá E-HSDT và xếp hạng nhà thầu
Bước 4: Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng