Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài như thế nào?

10/12/2022 | 14:19 309 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi có mua nhà của người nước ngoài nhưng không biết thủ tục thanh toán có được luật quy định không? Bên đó yêu cầu tôi cọc trước 80% rồi một tuần sau sẽ trả đủ. Cách thức này có đúng hay không? Tôi thấy đặt cọc như vậy là quá nhiều nhưng không thể thỏa thuận được. Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài như thế nào? Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài bằng tiên Việt Nam hay ngoại tệ? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam có được không?

Đây là một trong những điểm nổi bật nhất của Luật Nhà ở (sửa đổi), đáp ứng được sự mong mỏi, kiến nghị của rất nhiều doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực BĐS. Thực tế, quy định về cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được thí điểm trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các điều kiện thì rất khắt khe, khiến cho số lượng người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam rất ít ỏi. Luật Nhà ở (sửa đổi) đã nới lỏng các điều kiện cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Mở rộng đối tượng sở hữu nhà ở Việt Nam dành cho khách nước ngoài

Cụ thể, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài như thế nào?
Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài như thế nào?

Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài như thế nào?

Vấn đề chuyển tiền từ nước ngoài vào để mua nhà ở, vay tiền để mua nhà ở và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện thông qua Công văn số 6760 ngày 7/9/2015

Cụ thể, để chuyển tiền vào Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,  nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Họ được phép thu tiền góp vốn trực tiếp bằng ngoại tệ và chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép để chuyển sang đồng Việt Nam bằng tài khoản trên. Để chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được phép mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối và chuyển ra nước ngoài sau thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày mua được ngoại tệ, tuy nhiên họ chỉ được chuyển tiền ra nước ngoài sau khi đáp ứng điều kiện như chấm dứt hoạt động đầu tư tại Việt Nam, giải thể, giảm vốn đầu tư

Đối với tường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo hình thức: “Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở” thì họ phải thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Việc chuyển tiền mua nhà ở từ người nước ngoài vào Việt Nam và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà ở được thực hiện theo các thủ tục theo quy điịnh.

Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoàn toàn được phép chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào các tài khoản ngoại tệ họ đã lập tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam. Sau đó họ có thể chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép để chuyển sang đồng Việt Nam rồi thanh toán cho chủ đầu tư. Khi bán nhà ở, người nước ngoài được phép mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, rồi chuyển tiền đã mua ra nước ngoài bằng chính tài khoản ngoại tệ đã lập, song họ phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của số tiền trên thông qua việc xuất trình các giấy tờ, chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép. 

Như vậy, có thể thấy vấn đề thanh toán tiền khi mua nhà ở và chuyển tiền khi bán nhà ở của người nước ngoài là một vấn đề khá phức tạp, bao gồm nhiều quy trình, nhiều loại giấy tờ, thủ tục khác nhau. Chính vì thế, để một công dân Việt Nam nắm rõ các thủ tục trên còn khó huống chi là người nước ngoài, nếu không có sự hướng dẫn cụ thể rất có thể người nước ngoài sẽ gặp nhiều vướng mắc khi tiến hành thực hiện các thủ tục trên. 

Có được bán nhà cho người nước ngoài không?

Căn cứ theo Điều 159 Luật nhà ở, người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện sau:

Đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  • Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Điều này được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, cụ thể tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở mà dự án đó không thuộc khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng hoặc mua lại nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Như vậy, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở (trừ dự án thuộc khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng) và tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được sở hữu nhà ở tại Việt Nam có nhu cầu bán lại nhà ở trước khi hết hạn sở hữu thì được bán nhà ở cho người nước ngoài. 

Hợp đồng bán nhà cho người nước ngoài gồm có những gì?

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Họ và tên và địa chỉ của các bên;
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch;
  • Giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
  • Thời hạn và phương thức thanh;
  • Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành; thời hạn cho thuê, cho thuê mua,…;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Cam kết của các bên;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Các thỏa thuận khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở, trường hợp mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng; trừ trường hợp không bắt buộc công chứng, chứng thực theo khoản 2 Điều này. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực.

Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài như thế nào?
Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài như thế nào?

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Tra cứu chỉ giới xây dựng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết khi bán nhà cho người nước ngoài ra sao?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề kinh doanh bất động sản;
Giấy phép đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả khu đất thực hiện dự án;
Hồ sơ chứng từ liên quan việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư;
Giấy phép xây dựng và các giấy phép khác liên quan đến việc xây dựng;
Hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng, hợp đồng bảo lãnh, văn bản cho phép bán, cho thuê mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

 Người nước ngoài lựa chọn nhà ở và tiến hành đặt cọc thế nào?

Người nước ngoài  chọn căn hộ chung cư hoặc nhà ở thương mại mong muốn và đặt cọc qua Đại lý để đăng ký mua. Đại lý chuyển tiền cọc và đăng ký của Khách hàng cho Chủ đầu tư.

Chủ đầu tư ký thỏa thuận đặt cọc với người nước ngoài sau khi nhận đủ cọc (tiền cọc cụ thể theo chính sách bán hàng).

Ký Hợp đồng mua bán và thanh toán tiền mua nhà thế nào?

Chủ đầu tư thông báo người nước ngoài ký Hợp đồng mua bán theo thời hạn cam kết tại Thỏa thuận đặt cọc. Hợp đồng mua bán nhà ở cho người nước ngoài sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Người nước ngoài thanh toán tiền theo tiến độ đã quy định tại Hợp đồng mua bán vào tài khoản của Chủ đầu tư mở tại Việt Nam. Đồng tiền thanh toán là tiền Việt Nam.