Sổ đỏ không chính chủ có vay ngân hàng được không

12/10/2023 | 15:17 76 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay việc vay vốn ngân hàng đang được rất nhiều người dân lựa chọn khi đang gặp khó khăn về tài chính, trong số đó thì hình thức vay thế chấp bằng nhà đất hay các loại tài sản có giá trị khác là rất phổ biến, đối với mỗi loại tài sản khác nhau thì sẽ có những quy định riêng biệt. Sau đây mời bạn hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề vay thế chấp nhà đất cũng như tìm hiểu về vấn đề ” Sổ đỏ không chính chủ có vay ngân hàng được không” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Nhà và đất có thể làm thủ tục vay thế chấp ngân hàng không?

Chúng ta rất thường hay được nghe nhắc đến khái niệm vay thế chấp bằng một loại tài sản nào đó, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Đây chính là một trong những hình thức tín dụng phổ biến hiện nay của nước ta, theo đó thì người vay sẽ sử dụng tài sản nào đó có giá trị để đảm bảo cho khoản vay của mình.

Thông thường các tài sản được sử dụng để thế chấp thường là những tài sản như: nhà cửa, xe cộ, đất đai, giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, trái phiếu,…)… Phương án sử dụng các tài sản thế chấp như sau:

●    Một số tài sản nhỏ gọn có thể bảo quản tại ngân hàng như giấy tờ (sổ đỏ/ sổ hồng, giấy tờ có giá, cà vẹt xe ô tô,…) sẽ được làm thủ tục chuyển giao cho ngân hàng nắm giữ trong thời hạn vay và Các tài sản hiện vật có giá trị sử dụng lớn như nhà cửa, đất đai, xe cộ,… Ngân hàng vẫn hỗ trợ để người vay sử dụng trong thời gian vay vốn. Theo đó, người vay có thể tiếp tục kinh doanh với các tài sản này để kiếm thêm thu nhập như một phương án trả nợ hiệu quả.

● Các tài sản hình thành trong tương lai: hàng hóa trong kho, chung cư đang xây, nhà cửa sẽ xây, đất đai sẽ mua,… Quyền sử dụng các tài sản này sẽ do người vay thực hiện, nhưng các quá trình liên quan đến giao dịch tài sản: thanh toán, mua bán,… sẽ có sự kiểm soát của ngân hàng. theo đó, với mua bán nhà đất, ngân hàng sẽ chuyển tiền thanh toán theo tiến độ cam kết. Còn với hàng hóa trong kho, người vay được quản lý, bán sử dụng tài sản với mục đích trả nợ.

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP, các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:

“Điều 4. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:
a) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất;
c) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất;
d) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
đ) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
e) Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật;
g) Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký;
h) Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp;
i) Xóa đăng ký thế chấp.”

Như vậy, theo như quy định trên thì căn nhà và thửa đất đều thuộc đối tượng để làm thủ tục vay thế chấp.

Sổ đỏ không chính chủ có vay ngân hàng được không?

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi và vợ tôi đang mở một quán ăn tại Hà Nội, việc làm ăn thì cũng khá ổn nên chúng tôi đang muốn sửa sang lại quán, tuy nhiên trên tay tôi lại không có đủ tài chính nên anh trai tôi đã cho tôi mượn sổ đỏ để vay thế chấp ngân hàng. Luật sư cho tôi hỏi là “Sổ đỏ không chính chủ có vay ngân hàng được không”?. Tôi xin cảm ơn.

Hình thức vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là trường hợp khi vay vốn tại ngân hàng, người đứng tên vay và người bảo lãnh không cùng là một người. Nhiều người lầm tưởng khi đi vay tiền ngân hàng cứ có sổ đỏ là sẽ dễ dàng vay được tiền, tuy nhiên không phải như vậy. Tùy theo từng trường hợp cụ thể sau khi được ngân hàng thẩm định và xem xét, khoản vay có được phê duyệt hay không.

Hình thức bảo lãnh phổ biến nhất và dễ được ngân hàng chấp nhận là người bảo lãnh đồng thời là người thân trong gia đình, có mối quan hệ huyết thống với người đi vay (chẳng hạn như: bố mẹ ruột, bố mẹ vợ hoặc chồng, con cái). Bên cạnh đó, trường hợp người bảo lãnh đồng thời là người có quan hệ thân thiết với người đi vay (chẳng hạn như: anh/chị/em ruột, anh/chị/em của vợ/chồng) cũng có thể được ngân hàng chấp nhận.

Sổ đỏ không chính chủ có vay ngân hàng được không

Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ rất khó có thể được ngân hàng chấp nhận. Một món vay hộ, vay ké, vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ sẽ rất dễ bị ngân hàng phát hiện do ngân hàng có nhiều cách tiếp cận thông tin, xuất phát từ những vấn đề không hợp lý về mục đích vay, khả năng tài chính, mối quan hệ về lợi ích, thái độ của bên đi vay,…

Do vậy, các khoản vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ sẽ khó được duyệt vay hơn và được ngân hàng thẩm định khá kỹ càng. Nếu như khách hàng thực sự không có tài sản thế chấp và cần phải đi mượn sổ đỏ của người khác để vay tiền ngân hàng, không có các động cơ mục đích khác từ việc này, thì vẫn có thể được ngân hàng chấp nhận.

Khi nào được vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ

Về cơ bản, khi người dân muốn vay thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thì sẽ phải trải qua bước thẩm định nghiêm ngặt vậy nên trường hợp sổ đỏ không chính chủ thì đều sẽ bị ngân hàng phát hiện, theo đó thì tùy từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng sẽ quyết định có cho vay hay không.

Trường hợp 1: Người vay tiền cũng là người đứng tên chủ sở hữu tài sản

Không phải ai đi vay cũng có tài sản sở hữu riêng để thế chấp ngân hàng. Khi đó sẽ phát sinh nhu cầu mượn sổ đỏ hoặc nhờ người đứng ra bảo lãnh cho khoản vay. Trường hợp bảo lãnh phổ biến nhất và dễ được ngân hàng chấp nhận là người bảo lãnh phải là người thân trong gia đình có mối quan hệ huyết thống với người vay, chẳng hạn như bố mẹ ruột, bố mẹ vợ/chồng và con cái.

Ngoài ra các trường hợp người bảo lãnh có quan hệ mật thiết với người vay như anh chị em ruột, anh chị em của vợ/chồng cũng được chấp nhận.

Trường hợp 2: Người bảo lãnh có mối quan hệ gia đình nhưng không gần gũi

Chẳng hạn như họ hàng, chi trên chi dưới,… hoặc không có mối quan hệ như người quen, bạn bè, hàng xóm,… sẽ rất khó được chấp nhận để vay vốn. Khi đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể mới được xét duyệt cho vay.

Đó là xem xét về lịch sử trả nợ tại ngân hàng, dư nợ hiện tại, tư cách nhân thân, năng lực hành vi, .. thậm chí là cả năng lực tài chính. Người bảo lãnh sẽ được ngân hàng thông báo đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân khi dùng tài sản của mình để đứng ra bảo lãnh một khoản vay của người khác.

Việc này sẽ tránh trường hợp người bảo lãnh không hiểu rõ về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, từ việc không hiểu rõ nên có thể vô tư đứng ra bảo lãnh mà không nhận thức được hết các hậu quả có thể xảy ra.

Trường hợp người bảo lãnh đồng thời là người có mối quan hệ gia đình nhưng không gần gũi thân thiết như các trường hợp trên (chẳng hạn như: họ hàng, chi trên hoặc chi dưới,…) hoặc không quá mối quan hệ gia đình (chẳng hạn như: bạn bè, người quen, hàng xóm,…) sẽ rất khó được ngân hàng chấp nhận. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể có hoặc không xét duyệt khoản vay cho khách hàng.

Trường hợp 3: Người bảo lãnh vay vốn không phải là người đi vay

Người bảo lãnh đều được ngân hàng thẩm định như đối với người vay.

Khi vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ, người bảo lãnh (chủ sở hữu tài sản thế chấp) sẽ được ngân hàng thẩm định như đối với người vay. Các mục thẩm định cụ thể như: lịch sử trả nợ tại ngân hàng, dư nợ hiện tại, năng lực hành vi, tư cách nhân thân hay năng lực tài chính của người bảo lãnh. Ngân hàng sẽ thông báo cho người bảo lãnh những trách nhiệm và nghĩa vụ của họ khi sử dụng tài sản của mình làm bảo lãnh cho khoản vay của một người khác. Tránh trường hợp người bảo lãnh không nắm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, không nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra khi bảo lãnh khoản vay cho người khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Sổ đỏ không chính chủ có vay ngân hàng được không” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ tư vấn pháp lý về chia thừa kế đất hộ gia đình cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là gì?

Vay thế chấp sổ đỏ chính chủ thông thường sẽ có điều kiện, thủ tục đơn giản và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp vay thế chấp không chính chủ sẽ có một số điểm khác biệt và đáng lưu ý hơn, cụ thể như sau:
Khách hàng vay vốn là công dân Việt Nam hoặc Việt Kiều.
Khách hàng nằm trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi.
Khách hàng có thu nhập hàng tháng ổn định, có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm trở lên.
Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại địa chỉ có tên trong sổ đỏ thế chấp.
Khách hàng không có bất kỳ khoản nợ xấu nào tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng trên thị trường
Tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của người thân khách hàng, chẳng hạn như: vợ chồng/cha mẹ,…

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ như thế nào?

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Đăng ký vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng mà mình lựa chọn. Mỗi ngân hàng đều có nhân viên tư vấn về các thông tin về sản phẩm từ điều kiện, thủ tục, lãi suất… Sau đó bạn sẽ được hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ vay vốn đầy đủ nhất.
Bước 2: Ngân hàng tiến hành thẩm định và phê duyệt hồ sơ.
Bước 3: Thực hiện thẩm định và định giá tài sản (sổ đỏ) dùng thế chấp cho khoản vay.
Bước 4: Ngân hàng sẽ quyết định khách hàng được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản thế chấp sau khi xác định giá trị của tài sản này. Khách hàng sẽ nhận được kết quả phê duyệt hồ sơ sẽ trong thời gian sớm nhất.
Bước 5: Khách hàng quay trở lại ngân hàng để ký hợp đồng tín dụng và thực hiện các giao dịch khác như công chứng tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm…
Công chứng
Bước 6: Ngân hàng tiến hành giải ngân khoản vay. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã đăng ký và thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng.