Sổ đỏ có phải là giấy tờ có giá không?

17/11/2022 | 09:40 35 lượt xem Thủy Thanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sổ đỏ ( hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) được coi là chứng từ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp đất đai của người dân. Bởi vì tầm quan trọng của nó nê có rất nhiều người dân vẫn lầm tưởng rằng sổ đỏ là một loại giấy tờ có giá và được coi là một loại tài sản, tuy nhiên đây là một suy nghĩa sai lầm. Vậy theo quy định hiện nay thì ” sổ đỏ có phải là giấy tờ có giá không”?. hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đang có nhu cầu cần tiền và muốn vay tiền chỗ bạn tôi. Bạn tôi đồng ý cho vay với yêu cầu tôi phải thế chấp sổ đỏ của mảnh đất mà tôi đang ở. Luật sư cho tôi hỏi là việc dùng sổ đỏ để thế chấp như vậy có được không ạ?, sổ đỏ có phải giấy tờ có giá hay là tì sản hay không ạ?. tôi xin cảm ơn.

Giấy tờ có giá là gì?

Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Như vậy, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo luật dân sự.

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.

Các loại giấy tờ có giá

Theo khoản 2 và khoản 3 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá gồm các loại như sau:

– Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán.

– Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán.

Các loại giấy tờ có giá được quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 thì giấy tờ có giá bao gồm:

– Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác;

– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu;

– Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ;

– Các loại chứng khoán :

+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

+ Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;

+ Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác ;

– Trái phiếu doanh nghiệp.

Sổ đỏ có phải là giấy tờ có giá không
Sổ đỏ có phải là giấy tờ có giá không

Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá

Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN.

Theo Điều 6 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về giấy tờ có giá được chiết khấu như sau:

– Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND);

– Được phép chuyển nhượng;

– Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;

– Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;

– Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;

– Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.

Điều kiện thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá theo Điều 8 Thông tư 01/2012/TT-NHNN đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

– Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

– Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.

– Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) thực hiện chiết khấu.

– Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-NHNN bao gồm:

+ Giấy đề nghị Ngân hàng Nhà nước thông báo hạn mức chiết khấu theo Mẫu số 01/NHNN-CK;

+ Bảng cân đối tài khoản kế toán của tháng gần nhất của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Bảng kê các giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước theo Mẫu số 02/NHNN-CK;

– Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

– Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học).

Sổ đỏ có phải là giấy tờ có giá không?

Sổ đỏ tên gọi mà người dân dùng để chỉ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Dựa theo màu sắc bên ngoài của giấy chứng nhận. Trên thực tế, từ trước đến nay pháp luật đất đai chưa đặt ra quy định về sổ đỏ, mà chỉ có quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là loại giấy tờ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Sổ đỏ không chỉ là giấy tờ xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng về mặt pháp lý, mà còn là điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở.

Hiện nay, pháp luật về đất đai chưa đặt ra một định nghĩa cụ thể về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên để xác nhận sổ đỏ có phải là giấy tờ có giá hay không thì phải căn cứ theo nhiều quy định khác nhau có liên quan của pháp luật.

– Tại Khoản 16, Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là chính thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất“.

– Khoản 1, Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Nhưng hiện nay, chưa định nghĩa cụ thể về giấy tờ có giá được đặt ra trong Bộ luật Dân sự 2015.

– Mặt khác, theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010,  Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác định nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá là một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không mang tính chất của giấy tờ có giá là xác nhận nghĩa vụ trả nợ mà bản chất của nó là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không nằm trong các loại giấy tờ có giá mà pháp luật hiện hành quy định.

Căn cứ vào các quy định trên thì Sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) không phải là giấy tờ có giá mà chỉ là một chứng thư pháp lý để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Do vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá.

Sổ đỏ có phải là tài sản không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản, cụ thể:

Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Điều 115 Bộ luật này cũng giải thích quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Trong đó, thuộc tính nổi bật của tài sản là khi nó không tồn tại thì quyền sở hữu chấm dứt, đối với đất là quyền sử dụng.

Mặt khác, khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất như hỏng, cháy thì quyền sử dụng đất không bị chấm dứt. Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Cần nắm rõ: quyền sử dụng đất là tài sản nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Sổ đỏ có phải là giấy tờ có giá không“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật Đất đai.com luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tìm hiểu về thủ tục tách sổ đỏ hết bao nhiêu tiền, vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi sổ đỏ mất có được báo công an không?

Căn cứ khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cách gọi thông thường là sổ đỏ) bị mất thì hộ gia đình, cá nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được báo công an mà phải báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn.
Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân lại sổ đỏ.


Trường hợp nào không phải là giấy tờ có giá?

Trường hợp không phải là giấy tờ có giá theo Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 bao gồm một số loại như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
– Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy;
– Giấy đăng ký xe ô tô…

Giữ sổ đỏ của người khác có vi phạm không?

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, sổ đỏ không phải là tiền. Đó chỉ là sự xác nhận về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo quy định tại điều 105 Bộ luật dân sự 2015, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là tài sản.
Sổ đỏ chỉ là căn cứ để xác nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, hành vi giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Do đó, hành vi chiếm giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Trường hợp chiếm giữ không chịu trả thì bạn có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận với lý do bị mất theo quy định tại Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.