Sang tên sổ đỏ có cần 2 vợ chồng ký tên hay không?

01/11/2022 | 15:00 72 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào luật sư, hiện tại vợ tôi đang ở bên Mỹ, còn tôi đang ở Việt Nam. Hiện gia đình tôi có dự định sang tên sổ đỏ, tôi có thắc mắc thủ tục mua đất và đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Sang tên sổ đỏ có cần 2 vợ chồng ký tên hay không? Bởi việc đứng tên trên sổ đỏ thể hiện cá nhân đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trên sổ nên tôi đang e ngại về thủ tục sang tên sổ đỏ này. Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013)

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

Sang tên sổ đỏ có cần 2 vợ chồng ký tên hay không?

Đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng

Điều 43, 44 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: 

– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Sang tên sổ đỏ có cần 2 vợ chồng ký tên hay không?
Sang tên sổ đỏ có cần 2 vợ chồng ký tên hay không?

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

– Đặc biệt, Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Như vậy, nếu đất đai, nhà cửa… được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì bên còn lại không có quyền sử dụng, quyền sở hữu nếu không có thoả thuận nào khác.

Chính vì lẽ đó, đất đai, nhà cửa… là tài sản riêng của ai thì chỉ người đó có tên trên sổ đỏ (nếu như không có thoả thuận khác, ví dụ tài sản riêng của vợ nhưng vợ chồng thoả thuận nhập thành tài sản chung).

Đối với tài sản chung của vợ, chồng

Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 thì:

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Như vậy, nếu đất đai , nhà cửa… là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc trên sổ đỏ sẽ ghi tên cả vợ và chồng, trừ khi hai bên có thoả thuận ghi tên một người.

Trường hợp sổ đỏ đã cấp cho tài sản chung của vợ và chồng mà chỉ ghi một người thì được cấp đổi sang sổ mới để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

Thủ tục mua đất theo quy định của pháp luật hiện hành

Thủ tục sang tên sổ đỏ trong trường hợp mua bán đất thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013, cụ thể như sau:

Bước 1: Bên mua và bên bán liên hệ với văn phòng công chứng nơi có tài sản, yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.

Bước 2: Sau khi hoàn tất việc ký hợp đồng tại văn phòng công chứng, bên mua và bên bán nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận. Tuỳ thuộc vào nơi cấp sổ đỏ mà cơ quan tiếp nhận là văn phòng một cửa UBND quận/ huyện (nếu sổ đỏ do quận, huyện cấp), Văn phòng đăng ký nhà đất thuộc Sở tài nguyên và môi trường (nếu sổ đỏ do UBND cấp tỉnh, thành phố cấp).

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo số tiền thuế, lệ phí trước bạ nhà đất và địa chỉ nộp thuế để bên mua và bên bán nộp.

Bước 4: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí. Bên mua chuyển bản gốc biên lai đã nộp thuế, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Bước 5: Bên mua và bên bán mang CMND lên nhận sổ đỏ đã sang tên.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Sang tên sổ đỏ có cần 2 vợ chồng ký tên hay không?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến cách tra cứu quy hoạch đất đai hay tìm hiểu về thông tin quy hoạch đất đai hiện nay… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định về sang tên sổ đỏ như thế nào?

Sang tên sổ đỏ là cách gọi thông thường của của các cá nhân, tổ chức khi trao đổi hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ là một trong các giao dịch rất phổ biến với hệ thống hành lang pháp lý đồng bộ

Cần đáp ứng điều kiện gì để được sang tên sổ đỏ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 thì việc “sang tên sổ đỏ” cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a)Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Ngoài ra, bên mua và bên bán khi xác lập giao dịch này phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định.

Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ ở đâu?

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Hộ gia đình, cá nhân không nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
– Đại phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.