Quy trình thực hiện dự án đầu tư công như thế nào?

30/01/2023 | 15:27 52 lượt xem Trang Quỳnh

Hiện nay với số lượng dân số cao, mật độ dân số dày thì việc xây dựng nhiều nhà ở, công trình đã không còn quá xa lạ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện nay có nhiều dự án phổ biến được biết đến như dự án xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện… Đồng thời bên cạnh đó cũng có sự xuất hiện của dự án đầu tư công. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu dự án đầu tư công là gì và quy trình thực hiện dự án đầu tư công này như thế nào? Bên cạnh đó, không chỉ là dự án đầu tư công thông thường mà sẽ được phân chia ra nhiều loại dự án dựa trên tính chất xây dựng của nó. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng bộ phận tư vấn luật đất đai của Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Dự án đầu tư công là gì?

Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công theo khoản 13 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019.

Trong đó, vốn đầu tư công được quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 bao gồm vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. 

Phân loại dự án đầu tư công

Theo Điều 6 Luật Đầu tư công 2019 quy định về phân loại dự án đầu tư công như sau:

Phân loại dự án đầu tư công căn cứ vào tính chất

– Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;

– Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.

Phân loại dự án đầu tư công căn cứ vào mức độ quan trọng và quy mô

Dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 Luật Đầu tư công 2019 như sau:

* Dự án quan trọng quốc gia

Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:

– Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;

– Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

+ Nhà máy điện hạt nhân;

+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; 

Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

– Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

– Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

– Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Dự án nhóm A

Trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây là dự án nhóm A:

(1) Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;

+ Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

+ Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

(2) Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

+ Công nghiệp điện;

+ Khai thác dầu khí;

+ Hóa chất, phân bón, xi măng;

+ Chế tạo máy, luyện kim;

+ Khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Xây dựng khu nhà ở;

(3) Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Giao thông, trừ Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

+ Thủy lợi;

+ Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;

+ Kỹ thuật điện;

+ Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

Quy trình thực hiện dự án đầu tư công năm 2023 như thế nào?
Quy trình thực hiện dự án đầu tư công năm 2023 như thế nào?

+ Hóa dược;

+ Sản xuất vật liệu, trừ dự án hóa chất, phân bón, xi măng;

+ Công trình cơ khí, trừ dự án chế tạo máy, luyện kim;

+ Bưu chính, viễn thông;

(4) Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

+ Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp tại các dự án thuộc (1), (2) và (3).

(5) Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

+ Y tế, văn hóa, giáo dục;

+ Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;

+ Kho tàng;

+ Du lịch, thể dục thể thao;

+ Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở;

+ Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại (1), (2), (3) và (4).

* Dự án nhóm B

– Dự án thuộc lĩnh vực tại (2) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

– Dự án thuộc lĩnh vực tại (3) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.

– Dự án thuộc lĩnh vực tại (4) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.

– Dự án thuộc lĩnh vực tại (5) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.

* Dự án nhóm C

– Dự án thuộc lĩnh vực tại (2) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.

– Dự án thuộc lĩnh vực tại (3) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.

– Dự án thuộc lĩnh vực tại (4) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.

– Dự án thuộc lĩnh vực tại (5) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.

Quy trình thực hiện dự án đầu tư công như thế nào?

Trình tự, thủ tục thực hiện một dự án đầu tư công theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ được hệ thống thành các bước như sau:

– Bước 1: Lập, phê duyệt và giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm (gồm 2 điều, Điều 36 và Điều 37 của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP).

– Bước 2: Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đẩu tư công (gồm 8 điều, từ Điều 5 đến Điều 12 của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP).

– Bước 3: Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công (gồm 12 điều, từ Điều 13 đến Điều 24 của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP).

Lập, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm như thế nào?

Nguyên tắc: Kế hoạch trung hạn không phải khung cứng mà chủ yếu mang tính định hướng, việc phân bổ vốn và thực hiện chủ yếu tập trung vào kế hoạch hằng năm.

Lập kế hoạch đầu tư và thẩm quyền phê duyệt: 

Kế hoạch trung hạn (khoản 1 Điều 36 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP): đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư lập kế hoạch đầu tư trung hạn báo cáo Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý để tổng hợp, báo cáo Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi (khoản 1 Điều 36 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP) (không cần thẩm định và giao). Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định tại Điều 49 Luật đầu tư công năm 2019. 

Kế hoạch hằng năm (khoản 1 Điều 37 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP): đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư lập kế hoạch đầu tư hàng năm trình Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý xem xét, quyết định. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư hàng năm sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư theo quy định tại Điều 50 Luật đầu tư công năm 2019, gồm:

     • Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.

     • Định hướng đầu tư công trong năm kế hoạch.

     • Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch.

     • Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phù hợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hàng năm.

     • Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.

Theo Hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố tại Công văn số 6159/SKHĐT-THQH ngày 13/08/2020 về báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2020 và xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021. Trong đó, hướng dẫn các bước xây dựng kế hoạch vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp dành để đầu tư theo quy định của pháp luật như sau:

– Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào khả năng từng nguồn thu cụ thể, xây dựng kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật theo các nội dụng dưới đây:

     • Dự kiến kế hoạch từng nguồn thu cụ thể của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật, căn cứ pháp lý để lại các khoản thu này.

     • Dự kiến số vốn để lại cho đầu tư và dự kiến phương án phân bổ chi tiết theo Luật Đầu tư công 2019 và các quy định có liên quan, trên cơ sở dự kiến kế hoạch các khoản thu hợp pháp các đơn vị dành để đầu tư theo quy định của pháp luật

     • Dự kiến phương án phân bổ cụ thể đối với từng nguồn vốn theo các nguyên tắc quy định. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy trình thực hiện dự án đầu tư công năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tư vấn về cách soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà và đất nhanh nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Dự án đầu tư được hiểu là như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư 2020 thì:
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Nếu xét về mặt hình thức: Là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét về mặt nội dung: Là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Nếu dựa trên góc độ quản lý dự án: Là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.

Dự án đầu tư có những đặc trưng nào?

Dự án đầu tư thường có 03 đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, luôn có mục tiêu rõ ràng: Có thể là những lợi ích về mặt kinh tế – xã hội, tài chính. Chúng luôn được thể hiện rõ ràng trong đề xuất dự án đầu tư.
Thứ hai, có thời gian tồn tại hữu hạn. Một dự án đầu tư được ấn định trong một khoảng thời gian thực hiện cụ thể.
Thứ ba, có sự tham gia của nhiều bên như: Nhà đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, nhà tài trợ dự án.

Thông thường một dự án có thời hạn bao lâu?

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.