Quy trình pháp lý đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại là gì?

25/09/2023 | 11:13 61 lượt xem Trà Ly

Các thành phố lớn, những dự án nhà ở thương mại những năm qua đã được phát triển rất nhiều. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã quyết định đầu tư phát triển những dự án nhà ở thương mại. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục mà pháp luật quy định. Hãy theo dõi quy trình pháp lý đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại tại bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai để nắm rõ về quy trình này nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014

Nhà ở thương mại là gì?

Hiện nay có rất nhiều dự án nhà ở thương mại được xây dựng. Cùng với đó, nhu cầu mua nhà ở thương mại cũng tăng cao. Tuy nhiên, khi đầu tư nhà ở thương mại hoặc mua nhà ở thương mại cần hiểu rõ nhà ở thương mại là gì và được pháp luật quy định như thế nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về nhà ở thương mại, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Tại khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

Theo Điều 24 Luật Nhà ở 2014 có quy định về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại như sau:

Điều 24. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại

1. Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.”

Như vậy, nhà ở thương mại hiện nay có 2 loại là:

– Căn hộ chung cư được thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

– Nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

Để đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thì chủ đầu tư cần đáp ứng được điều kiện trở thành chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại. Vì vậy, khi có dự định đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thì cần nắm được các điều kiện đó. Hãy theo dõi những điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại sau đây nhé.

Theo Điều 21 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại cụ thể như thế nào:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020)

– Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để được làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng được các điều kiện trên.

Quy trình pháp lý đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại 2023

Quy định về cách thức lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

Để được làm hủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thì doanh nghiệp cần được lựa chọn một cách khắt khe. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đã được pháp luật quy định cụ thể. Dưới đây là quy định về cách thức lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại mà chủ đầu tư cần cần nắm được.

Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Nhà ở 2014 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020) về cách thức lựa chọn chủ đầu tư dự án như sau:

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.

– Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

+ Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Đấu thầu dự án có sử dụng đất;

+ Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư được chấp thuận thì việc xác định chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng.

Theo đó, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện qua cách thức trên.

Quy trình pháp lý đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại

Để tiến hành đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại thì chủ đầu tư cần thực hiện các bước theo quy trình pháp lý. Quy trình pháp lý đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại đã được pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể. Dưới đây là quy trình pháp lý đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại mà bạn có thể tham khảo.

Quy trình pháp lý đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” dự án nhà ở thương mại do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện.

Bước 2: Thủ tục “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500” do Sở Xây dựng (hoặc Sở Quy hoạch và Kiến trúc) thực hiện.

Bước 3: Thực hiện song song và nối tiếp các thủ tục “giao thuê đất; cấp Giấy phép xây dựng; chuyển mục đích sử dụng đất; xác định nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất”, như sau:

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục giao đất dự án nhà ở thương mại, sau đó Sở Xây dựng thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư trên cơ sở “Quyết định giao đất”, “quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500” và kết quả “Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng” (bao gồm thiết kế cơ sở), “Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng” theo quy định của Luật Xây dựng.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính chủ trì thực hiện các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất căn cứ mục đích sử dụng đất theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt song song với Sở Xây dựng thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng dự án nhà ở thương mại để chủ đầu tư triển khai thực hiện công tác xây lắp các công trình của dự án.

Trong giai đoạn này thì Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính thực hiện thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án nhà ở thương mại của chủ đầu tư (Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì công tác định giá đất; Sở Tài chính là Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá đất), vì thủ tục này đang bị “ách tắc” và mất rất nhiều thời gian (có thể mất trên dưới 3 năm như cách làm hiện nay).

Bước 4: Thủ tục cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất” cho chủ đầu tư dự án và khách hàng mua nhà sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy trình pháp lý đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại 2023” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới hòa giải tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại?

Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật Nhà ở 2014 thì chủ đầu tư dự án sẽ có các quyền sau:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.
+ Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở; thực hiện huy động vốn, thu tiền cho thuê, cho thuê mua, tiền bán nhà ở theo quy định của Luật này, pháp luật về kinh doanh bất động sản và theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
+ Thực hiện các quyền của người sử dụng đất và kinh doanh sản phẩm trong dự án theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
+ Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
+ Được thực hiện quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án theo quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định tại Điều 9 của Luật này và pháp luật về đất đai.
+ Được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại?

Căn cứ Điều 26 Luật Nhà ở 2014 quy định chủ đầu tư dự án có những trách nhiệm như sau:
+ Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.
+ Ký quỹ để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư; đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; bảo đảm năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở và tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
+ Dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
+ Công khai trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở Ban quản lý dự án của mình các thông tin quy định tại điểm b khoản 5 Điều 19 của Luật này; báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện dự án theo định kỳ và khi kết thúc dự án theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
+ Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh doanh sản phẩm của dự án, bàn giao nhà ở và các giấy tờ liên quan đến nhà ở giao dịch cho khách hàng; thực hiện giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở và kinh doanh quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
+ Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận thì phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp xây dựng nhà ở để cho thuê thì có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Luật này.
+ Bảo hành nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Chấp hành các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi có sai phạm trong việc phát triển nhà ở, huy động vốn, ứng tiền trước của khách hàng, thực hiện các giao dịch về nhà ở và các hoạt động khác quy định tại Điều này.
+ Bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại cho khách hàng hoặc cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư xây dựng nhà ở.