Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thế nào?

09/10/2023 | 14:34 393 lượt xem Thủy Thanh

Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi đang canh tác và sản xuất tại tỉnh Hòa Bình, do gia đình tôi có một trang trại nuôi gà và trồng cây ăn quả nên nhà tôi có xây dựng một căn chòi nhỏ để trông trang trại cũng như để chứa phân bón và dụng cụ làm việc. Thời gian trước thì có cán bộ xã đến xem và bảo đây là công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và phải bị tháo dỡ. Luật sư cho tôi hỏi là “Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp” như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Hiện nay việc người dân xây dựng các công trình xây dựng trên các loại đất sai mục đích xây dựng là rất nhiều, điều này là vi phạm pháp luật đất đai và sẽ bị xử phạt vi phạm về hành vi này. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về việc xử phạt hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai

Nhà nước ta hiện nay đã đưa ra khái niệm đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân với mục đích để phục vụ cho công cuộc sản xuất nông nghiệp củ nước ta. Những hoạt động nông nghiệp này sẽ bao gồm các hoạt động như: trồng lúa hay các loại cây khác, chăn nuôi, trồng rừng,.. và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước ta.

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm:

+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;

+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc sử dụng đất phải đúng mục đích là một trong những nguyên tắc sử dụng đất cơ bản và quan trọng của nước ta. Vậy nên khi người sử dụng đất có các hành vi sử dụng đất sai mục đích của đất là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Theo Công văn 475/BXD-TTr năm 2021 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng công trình trên đất nông nghiệp do Bộ Xây dựng ban hành

Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

Đối với hành vi chủ đầu tư xây dựng công trình (nhà ở riêng lẻ, công trình khác) trên đất nông nghiệp, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý về đất đai căn cứ vào các quy định pháp luật về đất đai để xem xét, xử lý theo quy định đảm bảo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần” (điểm d khoản 1 Điều 3, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Theo hướng dẫn trên thì trường hợp công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thì sẽ xử phạt theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Tùy vào loại đất nông nghiệp, diện tích vi phạm mà người vi phạm sẽ bị phạt theo Điều 10 về sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định hoặc Điều 11 về sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Khi muốn xây dựng nhà ở hay các côgn trình khác trên phần đất không phải là đất ở thì bắt buộc phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cho phép thì mới được thực hiện. Nếu khôgn thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm còn có thể bị cưỡng chế phá dỡ công trình.

Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định về trình tự cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện sau khi đã có biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền. Trước khi tổ chức cưỡng chế, tổ chức ra quyết định cưỡng chế phải gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân (tổ chức) vi phạm và các cơ quan cấp trên để cùng thực hiện.

– Đối với quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép phải được gửi đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, UBND cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày để phối hợp thực hiện.

– Người đã ra quyết định cưỡng chế hành chính có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đó. Khi nhận được quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.

– Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế. Khi thực hiện cưỡng chế phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

– Trong trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo.

– Nếu người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.

– Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải ghi rõ thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.

– Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Về vấn đề cưỡng chế tháo dỡ công trình bạn xem hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng:

“Điều 4. Về áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP

– Khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, mà hành vi này đã kết thúc, thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

– Công trình, phần công trình xây dựng vi phạm phải được tháo dỡ theo phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt cho đến khi phần còn lại của công trình đảm bảo an toàn chịu lực khi đưa vào sử dụng.

– Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm tra, phê duyệt và thực hiện phương án, giải pháp phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều này. Phương án, giải pháp phá dỡ phải đảm bảo an toàn công trình xây dựng sau khi phá dỡ phần vi phạm, tính mạng, sức khỏe, công trình xây dựng lân cận và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

– Trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì bị cưỡng chế thi hành. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuê tổ chức tư vấn lập phương án, giải pháp phá dỡ, giao cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng cấp thẩm định trước khi quyết định phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm: lập, thẩm định, phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ.”
Nếu bắt quả tang thì cũng phải lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm rồi mới cưỡng chế anh nha, như trình tự thông thường chứ không được phép cưỡng chế ngay.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hay nhu cầu dịch vụ soạn thảo tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là bao nhiêu?

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
– Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:
+ Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
+ Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
– Đất trồng cây lâu năm:
+ Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
+ Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
– Đất rừng sản xuất là rừng trồng:
+ Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
+ Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.
–  Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không phải đất lúa không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Và căn cứ theo khoản 2 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Theo đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm chuyển mục đích trái phép của cá nhân có mức tối đa khung phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;