Quy định về hành lang bảo vệ kênh mương như thế nào?

25/07/2023 | 15:31 2084 lượt xem Gia Vượng

Hiện nay, việc sử dụng đất trong hành lang kênh, mương đang gặp rất nhiều bất cập và khó khăn. Một phần bất cập này xuất phát từ ý thức của người dân, còn một phần khác do các quy định của pháp luật chưa được phổ biến và tuyên truyền đầy đủ. Kết quả là việc sử dụng đất xung quanh các nguồn nước này đang phải đối mặt với nhiều sai phạm và vi phạm pháp luật. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định về hành lang bảo vệ kênh mương tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 43/2015/NĐ-CP

Chức năng của đất hành lang kênh mương là gì?

Việc xây dựng và hình thành hành lang an toàn kênh mương là một công việc cần thiết và quan trọng vì nhiều lý do:

  1. Bảo vệ nguồn nước: Hành lang an toàn kênh mương giúp bảo vệ và duy trì nguồn nước trong kênh, đảm bảo nguồn nước luôn trong trạng thái sạch, an toàn để phục vụ việc tưới tiêu và sinh hoạt của người dân sống xung quanh. Nhờ việc duy trì sự trong trẻo và vệ sinh của kênh mương, người dân có thể sử dụng nước một cách hiệu quả và bền vững.
  2. Bảo vệ môi trường: Hành lang an toàn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Nó giúp ngăn chặn lấn chiếm đất ven nguồn nước, từ đó duy trì sự ổn định của bờ và phòng, tránh hiện tượng xói mòn bờ kênh và sạt lở mương.
  3. Phòng, chống ô nhiễm và suy thoái nguồn nước: Hành lang an toàn kênh mương giúp ngăn chặn các hoạt động gây ô nhiễm như xả thải, rác thải trái phép vào kênh, từ đó bảo vệ nguồn nước khỏi sự suy thoái và ô nhiễm, duy trì chất lượng nước tốt cho cả hệ sinh thái và sử dụng của con người.
  4. Bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và đa dạng sinh học: Hành lang an toàn kênh mương cung cấp môi trường sống tự nhiên cho các loài động, thực vật thủy sinh, giúp bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đa dạng ven nguồn nước.
  5. Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa và du lịch: Kênh mương và hành lang an toàn xung quanh tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi và giải trí của người dân. Nó cũng là nơi bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch và tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước, góp phần làm giàu và thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng và khu vực xung quanh.

Quy định về hành lang bảo vệ kênh mương như thế nào?

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bất cập trong việc sử dụng đất hành lang kênh, mương là ý thức chưa đủ của người dân về việc bảo vệ môi trường và nguồn nước. Nhiều người dân không thực hiện đúng quy định về việc không được xây dựng công trình, nhà cửa, hoặc làm các hoạt động gây ô nhiễm trong khu vực gần kề các nguồn nước. Thậm chí, một số người còn lấn chiếm diện tích của hành lang kênh, mương để sử dụng cho mục đích cá nhân mà không xin phép hoặc không tuân thủ quy định của pháp luật. Vậy quy định về hành lang bảo vệ kênh mương như thế nào?

Điều 9 Nghị định 43/2015/NĐ-CP đã có quy định về phạm vi sử dụng đất gần kênh mương như sau:

a)  Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:

+ Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;

+ Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;

Quy định về hành lang bảo vệ kênh mương như thế nào?

+ Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;

+ Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

b) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:

+ Không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;

+ Không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.

c) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.

d) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước.

– Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất.

– Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2015/NĐ-CP nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ.

– Trường hợp kênh, rạch thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì thực hiện lập và quản lý hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.

– Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.

Đất hành lang kênh mương có được cấp sổ đỏ không?

Hành lang an toàn kênh mương đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì nguồn nước trong kênh, từ đó đảm bảo rằng nguồn nước luôn ở trạng thái sạch, an toàn và phục vụ hiệu quả cho việc tưới tiêu và sinh hoạt của người dân sống xung quanh. Vậy đất hành lang kênh mương có được cấp sổ đỏ không?

Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, theo đó:

“Đất trong hành lang an toàn công trình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai, trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất”. 

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đáp ứng quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013 Khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nghĩa là nhà nước công nhận và đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu được quy định trong Luật đất đai 2013.

Tuy nhiên chủ sở hữu đất hành lang an toàn cần đảm bảo việc sử dụng đất không làm ảnh hưởng đến an toàn hành lang theo quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2015/NĐ-CP:

– Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;

+ Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:

+ Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;

+ San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;

+ Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;

+ Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.

Như vậy, đất trong hành lang bảo vệ kênh, mương vẫn được cấp Sổ đỏ, tuy nhiên, việc cấp sổ đỏ chỉ được thực hiện khi phần đất đó có đủ điều kiện về đảm bảo an toàn hành lang bảo vệ kênh, mương; đảm bảo việc sử dụng đất không gây tác động xấu đến nguồn nước và tài nguyên xung quanh và phải có các giấy tờ chứng minh về việc sử dụng đất.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về hành lang bảo vệ kênh mương như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn pháp lý về chia đất thừa kế, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hành lang lênh mương được hiểu là như thế nào?

Hành lang kênh mương hay gọi theo từ ngữ chuyên môn là hành lang an toàn hay hành lang bảo vệ nguồn nước sông, ngòi, kênh, rạch.

Những nguồn nào nước cần phải lập hành lang bảo vệ?

Những nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ được liệt kê tại điều 31 của Luật tài nguyên nước năm 2012. Cụ thể như sau:
Điều 31. Hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
a) Hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác;
b) Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; đầm, phá tự nhiên;
c) Sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường;
d) Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
2. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định và bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

Yêu cầu khi sinh sống, sản xuất, kinh doanh trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước như thế nào?

Một số yêu cầu đặt ra đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định chặt chẽ tại điều 15 của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP