Hiện nay hoạt động giám định chất lượng công trình xây dựng ngày càng có vai trò quan trọng để thực hiện giải quyết các tranh chấp, xác định nguyên nhân sự cố của công trình và đồng thời xác định khả năng an toàn công trình xây dựng, xác định về cấu kiện, xác định mức độ thiệt hại và giá trị thiệt hại từ đó biết được mức bồi thường thiệt hại và xác định trách nhiệm của vụ việc gây thiệt hại, từ đó yêu cầu cơ quan tố tụng có thẩm quyền giải quyết. Chi tiết quy định về giám định chất lượng công trình xây dựng như thế nào? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng sửa đổi bổ sung năm 2020
Quy định về kiểm định công trình xây dựng như thế nào?
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
Mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
Một số trường hợp cần thực hiện công tác kiểm định chất lượng:
– Công trình xảy ra sự cố hoặc có một số bất cập yếu điểm về chất lượng;
– Cải tạo và nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ của các công trình xây dựng,
– Bị phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có sự nghi ngờ về chất lượng của công trình;
– Khi có sự tranh chấp về chất lượng của công trình xây dựng;
– Tại thời điểm kiểm định định kỳ các công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
Quy định về giám định chất lượng công trình xây dựng như thế nào?
Một là, kiểm định và bảo đảm chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện:
Luật Xây dựng tại điều 87 đã quy định:
Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có các quyền sau: Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng và giải trình trong trường hợp cần thiết; Thu phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; Mời chuyên gia tham gia thẩm định hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở thẩm định khi cần thiết; Bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có trách nhiệm sau: Thẩm định nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của Luật này; Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của mình.
Việc bảo đảm chất lượng thông qua giám sát để nghiệm thu là trách nhiệm của chủ công trình. Cũng giống như kiểm định chất lượng, một kế hoạch bảo đảm chất lượng đem lại lợi ích cho chủ công trình. Nếu thiếu một kế hoạch bảo đảm chất lượng hiệu quả, chủ công trình sẽ phải tốn kém nhiều do phải chi tiền của và thời gian để sửa chữa những phần chất lượng kém mà còn chấp nhận một công trình có nhiều rủi ro.
Hai là hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng do nhà thầu thực hiện:
Nhà thầu đã giao kết trong hợp đồng là tạo ra một sản phẩm cuối cùng phù hợp với mọi yêu cầu của các văn bản hợp đồng. Các đơn vị thi công công trình phải thiết lập chế độ trách nhiệm được ghi nhận và thể hiện trong hệ thống quản lý chất lượng công trình. Hệ thống quản lý chất lượng kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát dây chuyền sản xuất, kiểm soát thao tác, kiểm tra các bước công việc và chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm nhằm thực hiện các cam kết có trong thỏa ước kí kết. Việc kiểm đinh chất lượng là trách nhiệm của nhà thầu và là nội dung hoạt động của nhà thầu chính, các thầu phụ và nhà cung ứng vật tư trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu cho Chủ đầu tư một sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đặt ra mà trước hết phải là chất lượng.
Những yêu cầu đối với chương trình kiểm định chất lượng phải được nêu cụ thể trong hợp đồng và phải thường tiến hành và phải chủ động đi kiểm định, không gián đoạn và bị động. Nếu chương trình kiểm định chất lượng của nhà thầu chỉ là đối phó trước chương trình bảo đảm chất lượng để chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu thì đó là điều không đúng và không được phép.
Nội dung hoạt động kiểm định chất lượng do nhà thầu thực hiện gồm công việc kiểm nghiệm các loại vật liệu chủ yếu, các bán thành phẩm, thành phẩm, cấu kiện xây dựng, dụng cụ và thiết bị lắp đặt vào công trình.
Ba là, kiểm định trong lĩnh vực chuẩn đoán kỹ thuật công trình xây dựng
– Điều tra sự cố:
Phạm vi và khối lượng công việc kiểm định là rất lớn đối với việc giám định sự cố công trình xây dựng. Nhưng do tính chất của từng sự cố mà qui mô của công việc nêu trong từng bước được người chủ trì giám định quyết định quy trình thực hiện đánh giá. Mặt khác, khi cơ quan điều tra trưng cầu giám định phục vụ tố tụng đối với một sự cố công trình thì tổ chức kiểm định cần phải có chức năng giám định tư pháp thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan điều tra. Nhưng trong mọi trường hợp, tổ chức kiểm định phải thể hiện tính chuyên môn cao, khách quan, độc lập.
– Chất lượng công trình đang sử dụng:
Sau khi đưa vào sử dụng, để chuẩn đoán kết cấu và công trình người kỹ sư phải dựa trên kết quả kiểm định về vật liệu xây dựng, phân tích kết cấu, các phương pháp đo đạc, sự hiểu biết về quy luật của quá trình suy thoái, ăn mòn vật liệu và kết cấu… Để chuẩn có thể phỏng đoán chính xác, cần phải thu thập các thông tin về lịch sử xây dựng và khai thác công trình, những hư hỏng đã sửa chữa đã làm trong quá khứ đối với công trình đang xét.
Kết quả của công tác kiểm tra kiểm định thường xuyên, kiểm tra hàng năm và kiểm tra chi tiết đối với công trình là những thông tin hết sức quan trọng cho chuẩn đoán kỹ thuật đối với một công trình. Một lần nữa cần khẳng định, vai trò của công tác kiểm định là cực kỳ quan trọng. Kết quả kiểm nghiệm về cơ học đối với vật liệu và kết cấu, các thử nghiệm không phá hoại là căn cứ để chuẩn đoán kỹ thuật về thực trạng chất lượng công trình. Vị trí của thẩm định xem sơ đồ trên.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về giám định chất lượng công trình xây dựng như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chi phí kiểm định xây dựng:
Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;
Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra.
Như vậy thì chi phí kiểm định xây dựng bao gồm cả chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Nội dung kiểm định xây dựng:
– Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
– Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
– Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm