Quy định giữ lại tiền bảo hành công trình như thế nào?

05/07/2023 | 11:43 687 lượt xem Gia Vượng

Giữ lại tiền bảo hành công trình (hay còn gọi là tiền giữ bảo hành) là một điều khoản thường có trong hợp đồng xây dựng, trong đó chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu hoặc nhà cung cấp giữ lại một phần tiền thanh toán cho đến khi hoàn thành giai đoạn bảo hành của công trình. Mục đích của việc giữ lại tiền bảo hành công trình là đảm bảo rằng nhà thầu hoặc nhà cung cấp sẽ thực hiện các sửa chữa, bảo trì và bảo hành cho công trình sau khi hoàn thành. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu chi tiết về quy định giữ lại tiền bảo hành công trình tại nội dung dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Yêu cầu bảo hành công trình xây dựng trong hợp đồng xây dựng bao gồm những gì?

Công trình xây dựng được coi là sản phẩm do con người tạo ra bằng chính sức lao động, trí tuệ và sự liên kết của rất nhiều vật liệu làm lên kết cấu công trình. Tuy nhiên, dù công trình xây dựng đó có được xây dựng một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng, khoa học cũng không thể tránh khỏi sự tàn phá, ăn mòn của thiên nhiên và quá trình sử dụng của con người. Vì lẽ đó mà pháp luật có đặt ra những yêu cầu bảo hành công trình xây dựng trong hợp đồng xây dựng

Căn cứ Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng như sau;

– Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.

– Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; biện pháp, hình thức bảo hành; giá trị bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng; thời hạn và giá trị bảo hành được quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.

– Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.

– Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.

– Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:

+ Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

+ Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

+ Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.

Quy định giữ lại tiền bảo hành công trình như thế nào?

– Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.

– Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:

+ 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;

+ 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;

+ Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.

Quy định giữ lại tiền bảo hành công trình như thế nào?

Như trên đã đề cập về yêu cầu bảo hành công trình xây dựng tại nội dung nêu trên, đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, mức tiền bảo hành tối thiểu là 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại; mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu nêu trên để áp dụng.

Như vậy, khi tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng bạn cần lưu ý các yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng như trên đã đề cập tại Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trong đó mức tiền bảo lãnh tối thiểu thấp nhất sẽ thuộc về công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I với mức 3% giá trị hợp đồng.

Trách nhiệm của mỗi bên trong bảo hành công trình xây dựng

* Đối với nhà thầu

Là những đơn vị trực tiếp thi công, cung ứng thiết bị và các hạng mục khác trong công xây dựng, mỗi nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm với phần việc của mình như sau:

– Khi chủ sở hữu hay người quản lý, sử dụng công trình phát hiện ra những hư hỏng hoặc khiếm khuyết của công trình thì chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thông báo với chủ đầu tư. Dựa trên thông báo, yêu cầu và thời gian bảo hành công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành trong phạm vi trách nhiệm của mình và nhà thầu bắt buộc phải thực hiện yêu cầu bảo hành. Trong thời hạn bảo hành, nhà thầu cũng phải tự chịu mọi chi phí liên quan đến việc thưc hiện bảo hành công trình xây dựng, cung ứng thiết bị do mình thi công và cung ứng.

– Dựa trên nguyên tắc bồi thường, có lỗi của pháp luật dân sự, tức là các bên chỉ phải thực hiện bồi thường khi có lỗi, có thiệt hại thực tế xảy ra. Nghĩa là, nếu những hư hỏng, khiếm khuyết hay nguyên nhân bất khả kháng mà không phải do lỗi từ nhà thầu thi công, nhà thầu cung ứng thiết bị thì các nhà thầy này có quyền từ chối công việc bảo hành công trình xây dựng. Ngược lại, nếu là do lỗi của nhà thầu và đã được chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng thông báo nhưng nhà thầu không bảo hành thì chủ đầu tư có quyền thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Số tiền bảo hành sẽ được chủ đầu từ trừ từ mức tiền bảo hành hoặc thư bảo lãnh của ngân do nhà thầu ký kết.

– Sau khi kết thúc thời gian bảo hành, các nhà thầu có trách nhiệm phải lập báo cáo, yêu cầu chủ đầu tư xác nhận công tác bảo hành công trình xây dựng. Chỉ khi có xác nhận của chủ đầu tư và kết quả nghiệm thu thì việc bảo hành công trình xây dựng của nhà thầu xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị mới được coi là hoàn thành.

* Đối với chủ đầu tư

– Chủ đầu tư, người quản lý, sử dụng công trình cần thực hiện đúng quy định liên quan đến việc vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác và sử dụng công trình xây dựng. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi công trình xây dựng là sự thỏa thuận xây dựng giữa các bên, nếu chủ đầu tư, người sử dụng, quản lý công trình không tuân theo quy tắc vận hành, sử dụng công trình thì việc công trình xuống cấp hay hư hỏng các thiết bị là điều dễ dàng xảy ra, dẫn đến thiệt hại trước tiên cho người sử dụng, sau là thiệt hại cho các nhà thầu khi chưa đến thời hạn bảo hành mà phải bảo hành.

– Chủ đầu tư công trình xây dựng có trách nhiệm phải kiểm tra công tác bảo hành của nhà thầu xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị theo nội dung bảo hành hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Sau khi các nhà thầu thực hiện bảo hành xong thì chủ đầu tư cũng phải nghiệm thu theo đúng quy định để đảm bảo việc bảo hành của nhà thầu.

– Chủ đầu tư sau khi nhận được báo cáo của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thì phải có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành bảo hành công trình xây dựng đó. Việc xác nhận hoàn thành bảo hành công trình phải được lập thành văn bản gửi đến các nhà thầu.

Như vậy, bất cứ công trình xây dựng hay thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được sử dụng trong các công trình xây dựng cũng có một khoảng thời gian nhất định cũng có thể dẫn tới hư hỏng, hao mòn, không còn nguyên giá trị.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định giữ lại tiền bảo hành công trình như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về giá đất bồi thường khi thu hồi đất, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Tại sao cần bảo hành công trình xây dựng?

Với thời gian, các công trình xây dựng sẽ không tránh khỏi sự xuống cấp và hư hỏng. Thiết bị mục đích sử dụng trong công trình có thể trở nên cũ kỹ và tường xây dựng có thể xuất hiện những nứt nẻ. Những sự hư hỏng này không chỉ làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của công trình, mà còn đe dọa đến sự an toàn của những người sử dụng. Bảo hành công trình xây dựng không chỉ giữ cho công trình luôn trông mới và đẹp mắt, mà còn đảm bảo rằng nó đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng như thế nào?

Theo Điều 32 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo trì công trình xây dựng như sau:
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.
2. Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Tên công việc thực hiện;
b) Thời gian thực hiện;
c) Phương thức thực hiện;
d) Chi phí thực hiện.
3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.

Thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp là bao lâu?

Thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi nghiệm thu và được quy định như sau:
– Không ít hơn 24 tháng đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I;
– Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp còn lại;
– Riêng đối với nhà ở, thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về nhà ở.