Quy định bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp như thế nào?

16/02/2023 | 10:20 7 lượt xem Trang Quỳnh

Theo quy định nước ta đất đai là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Để việc quản lý đất đai nhanh chóng, hiệu quả đất đai được chia thành nhiều loại khác nhau như nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất nông nghiệp và các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Nhà nước có nhiều biện pháp để quản lý đất đai, trong đó việc thu thuế sử dụng đất là một biện pháp quan trọng. Ngày Quốc hội thông qua Nghị quyết 107/2020/QH14 về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết 55/2010/QH12 đã được sửa đổi bởi Nghị quyết 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016. Chi tiết quy định bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp như thế nào? Hãy cùng Tư vấn luật đấ đai tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ theo Điều 1 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993, Điều 1 Nghị định 74/NĐ-CP

Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm:

+ Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân;

+ Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã;

+ Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

– Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993, Điều 2 Nghị định 74/NĐ-CP: Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:

– Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.

– Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc… hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..

– Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa…

Quy định bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp như thế nào?
Quy định bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp như thế nào?

– Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

– Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.

– Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.

Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ theo Điều 3, 4 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993, Điều 3, 4 Nghị định 74 quy định những loại đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

– Đất rừng tự nhiên;

– Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng;

– Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất;

– Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;

– Đất chuyên dùng theo quy định tại Điều 62 của Luật đất đai là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở;

– Đất do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định tại Điều 29 của Luật đất đai.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Quy định bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp như thế nào?

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, trong đó quy định các trường hợp miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và thời hạn miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Cụ thể, các trường hợp được đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:

– Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm mà chưa chuyển sang thuê đất.

– Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối.

– Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ nghèo, cộng đồng dân cư.

– Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển quyền sử dụng đất;

+ Hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

+ Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.

– Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

Tổ chức được Nhà nước giao đất nông nghiệp nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì thực hiện thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai; trong thời gian Nhà nước chưa thu hồi đất thì phải nộp 100% thuế.

Thời hạn miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết này từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2030.

Lưu ý: Kể từ ngày 01/01/2021, đối tượng được miễn, giảm thuế sử dụng đất không quy định tại Nghị quyết này thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Quy định bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn về thủ tục Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đất nông nghiệp là loại đất gì?

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp.

Các loại đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay?

Căn cứ theo điều 10 của Luật đất đai năm 2013 đất nông nghiệp được phân chia thành các loại sau đây:
Điều 10: Phân loại đất:
” 1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh..”

Công thức tính thuế sử dụng đất nông nghiệp như thế nào?

Thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính theo công thức sau:
Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích đất x Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất
Trong đó:
Diện tích đất
– Diện tích tính thuế của từng hộ nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Điều 14 của Luật đất đai.