Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì theo pháp luật dân sự?

15/05/2023 | 16:51 138 lượt xem Trà Ly

Trong dân sự, có rất nhiều quan hệ trong đó phát sinh tranh chấp. Mỗi quan hệ pháp luật tranh chấp đèu có những đặc điểm và cách giải quyết riêng. Để có thể giải quyết các quan hệ pháp luật tranh chấp một cách dễ dàng và nhanh chóng thì các chủ thể trong giao dịch dân sự cần nắm được quan hệ pháp luật tranh chấp là gì? Có thể nhiều người hiện nay cong chưa nắm được quy định về quan hệ pháp luật tranh chấp. Vậy, Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì theo pháp luật dân sự? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật được hiểu là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các chủ thể tham gia có những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Các đặc điểm của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật được phát sinh dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Nếu không có quy phạm pháp luật thì sẽ không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật sẽ dự liệu những tình huống phát sinh trong quan hệ pháp luật; xác định các thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

Quan hệ pháp luật luôn mang tính ý chí. Tính ý chí này trước hết đó là ý chí của nhà nước, vì pháp luật là do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Sau đó là ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, vì hành vi của các cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.

Các bên tham gia quan hệ pháp luật bị ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Đây chính là những yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này chính là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.

Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể được thực hiện cả bằng biện pháp cưỡng chế. Trước hết, nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng các biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện pháp đó nếu không có hiệu quả khi áp dụng, thì khi cần thiết nhà nước sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế.

Quan hệ pháp luật luôn mang tính cụ thể. Bởi vì quan hệ pháp luật xác định cụ thể các chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Phân loại quan hệ pháp luật

Việc phân loại quan hệ pháp luật thường dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi tiêu chí sẽ có những quan hệ pháp luật nhất định.

– Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh thì có quan hệ pháp luật được chia theo các nghành luật, đó là các quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật lao động…

– Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể có thể chia thành: quan hệ pháp luật tương đối (các bên chủ thể tham gia quan hệ đều được xác định) và quan hệ pháp luật tuyệt đối (chỉ xác định bên chủ thể mang quyền, còn bên chủ thể mang nghĩa vụ là bất cứ chủ thể nào).

– Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ thì Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật chủ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng hành động tích cực, hợp pháp) và quan hệ pháp luật thụ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng việc kiềm chế không thực hiện một số việc làm nhất định).

– Căn cứ vào cách thức tác động đến chủ thể tham gia thì quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật điều chỉnh (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh) và quan hệ pháp luật bảo vệ (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật bảo vệ).

Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì theo pháp luật dân sự?

Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì?

Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự ví dụ như tranh chấp trong việc ký kết, thi hành và thanh toán các hợp đồng mua bán, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm… hoặc trong việc thực hiện các quyền về nhân thân có gắn liền với quan hệ tài sản như quyền tác giả, phát minh, sáng chế, trong ly hôn, thừa kế…

Theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

– Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

– Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

– Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

– Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định Luật Tài nguyên nước 2012.

– Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định Luật Bảo vệ và phát triển rừng (được thay thế bởi Luật Lâm nghiệp 2017).

– Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

– Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

– Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

– Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

– Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Quan hệ pháp luật tranh chấp là những những tranh chấp về quan hệ pháp luật như trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì theo pháp luật dân sự?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trình tự giải quyết tranh chấp dân sự như thế nào?

Chế độ xét xử các vụ án dân sự có trình tự theo chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, theo đó trình tự giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm được quy định tại Phần thứ hai và Phần thứ ba Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là gì?

Đối tượng mà các chủ thể quan tâm, hướng tới, nhằm đạt tới hoặc tác động vào khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Theo đó, khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành 5 nhóm sau:
1. Tài sản – nhóm khách thể của quan hệ pháp luật về sở hữu;
2. Hành vi (hành động hoặc không hành động) – nhóm khách thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự;
3. Các kết quả của hoạt động tinh thần, sáng tạo – nhóm khách thể của quyền sở hữu trí tuệ;
4. Các giá trị nhân thân – nhóm khách thể của của quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ;
5. Quyền sử dụng đất – nhóm khách thể trong các quan hệ pháp luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất.