Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm theo quy định 2023?

07/01/2023 | 14:10 48 lượt xem Trà Ly

Trong xã hội, có một số lời đồn rằng nhà ở xã hội sau 50 sẽ bị thu hồi khiến cho nhiều đối tượng dược hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cảm thấy hoang mang và lo lắng. Vì vậy mà nhiều đã từ bỏ quyền lợi của mình là hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Rất nhiều người đã liên hệ với chúng tôi để hỏi về thời gian sở hữu nhà ở xã hội là bao lâu? Liệu nhà ở xã hội chỉ được sở hữu 50 năm sau đó sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi có đúng hay không? Hãy đi tìm hiểu Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm theo quy định hiện hành cùng Tư vấn luật đất đai qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Nhà ở xã hội là gì?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Cụ thể:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm?

Thông thường, các đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội theo quy định là là những đối tượng đặc biệt như người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người thu nhập thấp, … và phải đáp ứng các điều kiện khác như chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, phải có đăng kỹ thường trú tại tỉnh đó, trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên…

Theo Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 quy định chỉ những đối tượng sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này (Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;…)

Trong các đối tượng nêu trên, chỉ có cá nhân nước ngoài là bị hạn chế thời gian sở hữu nhà. Cụ thể, căn cứ Điều 161 Luật Nhà ở 2014 thì đối tượng này chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định pháp luật. Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Pháp luật hiện hành cũng không quy định về niên hạn nhà ở xã hội.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định thời gian sở hữu nhà với đối tượng là người nước ngoài. Còn các đối tượng mua nhà ở xã hội khác đã đáp ứng điều kiện theo luật định và làm hồ sơ mua nhà ở xã hội thì sẽ được sở hữu nhà ở xã hội lâu dài, không có thời hạn.

Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm theo quy định 2023?
Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm theo quy định 2023?

Nhà ở xã hội có được phép chuyển nhượng không?

Về nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội được quy định tại Điều 62 Luật Nhà ở 2014 như sau:

– Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

– Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

– Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

– Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

– Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.

– Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.

Việc xử lý tiền thuê, tiền mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự; việc xử lý tiền thuê mua nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 135 Luật này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì:

– Trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua thì chủ nhà ở xã hội không được thực hiên chuyển nhượng nhà ở xã hội dưới mọi hình thức.

– Bên cạnh đó, trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

– Sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm theo quy định 2023?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chia thừa kế nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Nhà ở xã hội được cho thuê trong bao lâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội như sau:
“Điều 62. Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội
2. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.”
Theo quy định trên, có thể thấy hợp đồng thuê nhà ở xã hội phải có thời hạn ít nhất là 05 năm và không quy định thời hạn tối đa của hợp đồng.

Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội như thế nào?

Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 giải thích nhà ở xã hội như sau:
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Có thể thấy, nhà ở xã hội là loại nhà mà chỉ có một số đối tượng theo quy định được hỗ trợ mua. Do đó, không chỉ điều kiện để mua mà khi muốn bán nhà ở xã hội, cá nhân, tổ chức cũng phải đáp ứng điều kiện nhất định như sau:
Theo đó, khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014:
Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Từ quy định này có thể kết luận:
– Không được mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư.
– Nếu chưa đủ 05 năm mà muốn bán thì chỉ có thể bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc người thuộc diện được mua nhà ở xã hội.
Đặc biệt, chỉ được mua bán bình thường theo cơ chế thị trường sau 05 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân.
Nếu người mua là đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội thì giá bán tối đa chỉ bằng giá bán của nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, sau thời hạn 05 năm kể từ khi đóng đủ tiền mua và được cấp Giấy chứng nhận, chủ sở hữu nhà ở xã hội sẽ được bán nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường hoặc cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.