Mua nhà giấy tay công chứng vi bằng thế nào?

07/12/2022 | 10:01 47 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi có ý định mua nhà thì có được làm giấy viết tay không? Tôi và chồng tôi định mua nhà mới vì sắp rước ba má chồng về phụng dưỡng. Tôi không rành lắm về quy định mua nhà hiện nay nên cần được luật sư tư vấn. Mua nhà giấy tay công chứng vi bằng thế nào? Mua nhà giấy tay công chứng vi bằng có giá trị pháp lý cao hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng toi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Đây là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Thừa pháp lại được Nhà nước giao quyền làm các công việc về Tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành án dân sự. Các công việc cụ thể bao gồm:

  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự;
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;
  • Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
  • Không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Mua bán nhà đất bằng lập vi bằng thế nào?
Mua bán nhà đất bằng lập vi bằng thế nào?

Quy định về mua bán nhà đất hiện nay thế nào?

Mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự giữa các chủ thể mà một bên là người có quyền sử dụng đất “thổ cư” có mục đích chuyển giao, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở này cho bên còn lại.

Căn cứ theo Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 167 Luật Đất đai 2013, giao dịch mua bán nhà đất được xác lập thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực theo theo yêu cầu của các bên dựa trên quy định của pháp luật.

Điều kiện để người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Mua bán nhà đất bằng lập vi bằng thế nào?

Theo Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng là do các văn phòng Thừa phát lại lập.

Khi thực hiện giao dịch dân sự mua bán nhà đất, việc lập vi bằng thường liên quan đến việc ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên có thể được thực hiện đối với các trường hợp nhà, đất có giấy tờ hợp lệ được pháp luật công nhận (như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…).

Mua nhà giấy tay công chứng vi bằng thế nào?

Mua bán nhà đất bằng hình thức lập vi bằng thường diễn ra trên thực tế. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, vi bằng chỉ có tác dụng chỉ ghi nhận vụ giao dịch và chỉ có giá trị làm chứng cứ để tố cáo trong vụ án tranh chấp dân sự. “Căn cứ để thực hiện giao dịch hợp pháp” theo quy định khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP chỉ được hiểu là căn cứ xác minh có giao dịch thực hiện chứ không phải là căn cứ xác minh hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.

Trên thực tế, để có thể công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất phải đạt những điều kiện được nêu tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng đủ các điều kiện có thể chuyển nhượng để được công chứng, chứng thực.

Do đó, nếu không thể công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng đất, người dân vẫn thường thực hiện hình thức lập vi bằng để mua bán nhà đất và cách lập vi bằng thường là cơ sở cho nhiều đối tượng xấu lợi dụng nhằm LỪA ĐẢO người dân khi mua bán nhà đất.

Sau ngày 24/02/2020, Nghị định 08/2020/NĐ-CP có hiệu lực sửa đổi, bổ sung lại Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác;
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật không được lập vi bằng.

Dựa trên những quy định mới, lập vi bằng khi mua bán nhà đất là hình thức không được pháp luật công nhận vì nếu dùng hình thức lập vi bằng thì hợp đồng chuyển nhượng sẽ coi như là chưa được công chứng, chứng thực, vi phạm Điều 167 Luật Đất đai 2013 và hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

Những trường hợp có thể lập vi bằng hiện nay là gì?

Thừa phát lại giúp cá nhân, tổ chức lập vi bằng trong những trường hợp như sau:

  • Xác nhận hành vi giao nhận tiền, giao nhận tài sản; quá trình và kết quả việc kiểm kê tài sản; tình trạng tài sản trước khi kết hôn, ly hôn, thừa kế; tình trạng nhà, đất, tài sản khi mua, bán, cho thuê;
  • Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; tình trạng nhà, tài sản bị hư hỏng do hành vi của cá nhân, tổ chức khác; tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích;
  • Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; xác nhận hành vi bày bán hàng giả, hàng nhái tại cơ sở kinh doanh, thương mại; việc giao hàng kém chất lượng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
  • Xác nhận mức độ ô nhiễm; sự chậm trễ trong thi công công trình; tình trạng công trình khi nghiệm thu;
  • Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thật; đưa thông tin khi chưa được phép của người có thẩm quyền; đưa tin vu khống;
  • Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; cuộc họp của cơ quan, tổ chức; cuộc họp gia đình;
  • Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
  • Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;
  • Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Mua bán nhà đất bằng lập vi bằng thế nào?
Mua bán nhà đất bằng lập vi bằng thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Mua nhà giấy tay công chứng vi bằng thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới giá đất đền bù giải tỏa thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư tư vấn đất đai thông qua hotline 0833.101.102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Vi bằng hiện nay được lập thành mấy bản chính?

Vi bằng được lập làm ba bản. Một bản giao cho người yêu cầu, một bản được lưu giữ tại Sở tư pháp tỉnh, bản cuối cùng được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

 Vi bằng không thẩm định được giá trị pháp lý của giao dịch có đúng không?

Theo quy định, vi bằng chỉ xác nhận có giao dịch chuyển nhượng giữa người mua và người bán, nhằm mục đích làm chứng cứ nếu xảy ra tranh chấp. Vi bằng không thẩm định được giao dịch mua bán có giá trị pháp lý hay không. Do đó, khi tìm hiểu mua nhà hoặc đất, nếu được cò đất tư vấn thừa phát lại được trao quyền công chứng là không đúng.

Vi bằng lập tại Thừa phát lại có giá trị khi nào?

Vi bằng có giá trị khi được đăng ký tại Sở tư pháp. Những vi bằng chưa được đăng ký tại Sở tư pháp sẽ không có giá trị. Trường hợp vi bằng bị từ chối đăng ký tại Sở Tư pháp sẽ không có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Đây cũng không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.