Mua bảo hiểm công trình xây dựng ở đâu?

05/07/2023 | 16:05 35 lượt xem Tư Vấn Luật Đất Đai

Chào luật sư, tôi có thầu một công trình xây dựng một căn biệt thự lớn, trong đó vì yêu cầu thiết kế rất đặc biệt, chi tiết rất khó thi công và mang nhiều rủi ro nếu không hoàn thành kịp theo thỏa thuận. Cũng chính vì thế tôi muốn mua bảo hiểm công trình xây dựng để đucợ bên thứ 3 đảm bảo. Vậy mua bảo hiểm công trình xây dựng ở đâu? Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai. Chúng tôi xin được tư vấn nội dung này sau đây.

Bảo hiểm công trình xây dựng là gì?

Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Rủi ro được bồi thường khi công trình xảy ra tổn thất vật chất trong quá trình xây dựng và được bồi thường cho người thứ 3 tức là người không thuộc công trình cũng như chủ đầu tư.

Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại vật chất công trình đến mức tối đa giá trị của công trình được hai bên thỏa thuận thống nhất ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

Bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình công cộng hay công trình cá nhân đều phải xin giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc.

Mua bảo hiểm cho công trình xây dựng có bắt buộc không?

Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng bao gồm các loại: 

  • Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng 
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng 
  • Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công
  • Bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng
  • Bảo hiểm bên thứ 3 trong xây dựng
  • Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng. 

Ngày 13/11/2015, Chính Phủ ban hành Nghị định số 119/NĐ – CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Trong Nghị định này có quy định nhà thầu, chủ đầu tư phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xây dựng.

Chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau: 

  • Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ Lục II Nghị định 46/2015/NĐ – CP ngày 12/5/2015 của CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế (Nếu có). 
  • Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế (Nếu có). 
  • Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan. 

Như vậy, theo Nghị định trong hoạt động đầu tư xây dựng mà Chính phủ ban hành thì bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình công cộng hay công trình cá nhân đều phải xin giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc. 

Mua bảo hiểm công trình xây dựng ở đâu?

Mua bảo hiểm công trình xây dựng ở đâu

Khi thi công công trình xây dựng chủ đầu tư của dự án hoặc bên nhà thầu sẽ phải mua bảo hiểm cho công trình mình sắp thi công. Bảo hiểm này bồi thường cho bản thân công trình và cho bên thứ ba ( người mua bảo hiểm và bên công ty bảo hiểm là 2 bên).

Bước 1: Liên hệ với Bộ phận CSKH 24/7 của PVI Sài Gòn bằng các hình thức: Di động / Email / Zalo / Viber / Trực tiếp tại trụ sở công ty

Bước 2: Bộ phận Kinh doanh của PVI Sài Gòn sẽ liên hệ lại Khách Hàng để tư vấn chương trình bảo hiểm, trong trường hợp Khách Hàng có yêu cầu, Nhân viên kinh doanh sẽ có mặt tại Công trường/Văn phòng làm việc của Khách Hàng để tư vấn cụ thể sản phẩm bảo hiểm.

Bước 3: Khách Hàng gửi các thông tin cần thiết về Công trình theo Bảng câu hỏi của PVI Sài Gòn.

Bước 4: Sau khi nhận được Bảng câu hỏi có các thông tin về Công trình, Bộ phận Kinh doanh sẽ gửi Bản chào phí bảo hiểm tới Khách Hàng.

Bước 5: Khách Hàng xem xét và phản hồi các nội dung trong Bản chào phí. Sau khi hai bên đã thống nhất sẽ tiến hành ký kết hợp đồng theo các nội dung thỏa thuận.

Thời gian bảo hiểm công trình xây dựng

Thời gian bảo hiểm trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Thời gian bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

Thời gian bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời gian bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động.

Thời gian bảo hiểm công trình xây dựng quy định tại thông tư Số: 329/2016/TT-BTC

Thời gian bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thời gian bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Thời gian bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.

Thời gian bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.

Thông tin liên hệ

Luật sư tư vấn luật đất đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mua bảo hiểm công trình xây dựng ở đâu?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý về tách sổ đỏ giá bao nhiêu … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Trách nhiệm mua bảo hiểm công trình xây dựng theo từng hạng mục được quy định như thế nào?

Tại Điều 11 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
Trách nhiệm mua bảo hiểm
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Đối tượng nào phải mua bảo hiểm công trình xây dựng?

Chủ đầu tư phải đứng ra mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.
Nếu phí bảo hiểm đã được tính vào chi phí xây dựng, nhà thầu xây dựng sẽ đứng ra mua bảo hiểm công trình xây dựng.

Chi phí bảo hiểm công trình?

Bảo hiểm xây dựng được lập hóa đơn như sau:
Phí bảo hiểm = Giá trị công trình * Tỷ lệ bảo hiểm.
Trong đó tỷ lệ phí bảo hiểm công trình xây dựng là tỷ lệ phần trăm do Bộ Tài chính quy định và được nêu cụ thể tại Phụ lục 7 Thông tư số 329/2016/TT-BTC.
Mức phí này phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của dự án sau khi điều tra bởi nhân viên của công ty bảo hiểm.