Mẫu giấy viết tay mua chung đất mới năm 2022

08/11/2022 | 09:37 258 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư. Tôi và một vài người bạn đã tìm được một mảnh đất tại vị trí đắc địa, dự kiến sẽ mở quán kinh doanh mỹ phẩm và góp chung vốn với nhau. Tôi có thắc mắc rằng khi góp vốn mua chung đất như vậy thì sổ đỏ sẽ đứng tên ai? Hiện tại, chúng tôi có bàn bạc với nhau rằng sẽ viết tay giấy góp vốn mua chung đất, vậy quy định pháp luật hiện nay về mẫu giấy viết tay mua chung đất như thế nào? Mẫu giấy nào có phải công chứng không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Mua chung đất Sổ đỏ đứng tên ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) phải ghi đầy đủ tên của những người đó.

Ngoài ra, nếu các chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện (vẫn ghi thông tin tên của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).

Ai sẽ giữ Sổ đỏ khi mua chung đất?

Căn cứ khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, khi những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất không có yêu cầu cho một người đại diện giữ Giấy chứng nhận thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận.

Trường hợp những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất có thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận cho người đại diện thì Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đại diện đó.

Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT: yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.

Mua chung đất Sổ đỏ sẽ ghi thế nào?

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, căn cứ vào việc những người góp tiền cùng nhận chuyển nhượng có hay không có thỏa thuận về việc ghi và cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện mà cách thể hiện trên Giấy chứng nhận cũng được chia thành 02 trường hợp khác nhau, cụ thể:

Trường hợp 1: Không có thỏa thuận cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện

Tại trang 1 của Giấy chứng nhận ghi đầy đủ thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (ghi “Ông” hoặc “Bà” rồi ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú); tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.

Mẫu giấy viết tay mua chung đất
Mẫu giấy viết tay mua chung đất

Trường hợp 2: Có thỏa thuận cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện

Trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện thì được ghi như sau:

Trang 1 Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện (ghi “Ông” hoặc “Bà” rồi ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú), dòng tiếp theo sẽ ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm: … (ghi lần lượt tên của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)“.

Lưu ý: Trường hợp 1 và trường hợp 2 nếu trang 1 Giấy chứng nhận không đủ chỗ để ghi thông tin những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”.

Tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận ghi thông tin như sau: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.

Những nội dung cần có trong giấy viết tay mua chung đất

Giấy mua bán đất viết tay thường gồm có các nội dung chính sau:

– Thời gian, địa điểm làm Giấy mua bán đất;

– Thông tin của các bên trong giao dịch mua bán nhà đât: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú….

– Đối tượng chuyển nhượng: Quyền sử dụng đất hay gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất?

– Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;

– Trách nhiệm nộp thuế, lệ phí;

– Phương thưc giải quyết tranh chấp;

– Lời cam đoan và chữ ký xác nhận của các bên.

Tải xuống mẫu giấy viết tay mua chung đất

Hướng dẫn soạn thảo giấy viết tay mua chung đất

Khi điền mẫu hợp đồng góp vốn mua chung đất cần đảm bảo được các thông tin sau:

Thông tin của các bên tham gia: Hai bên cung cấp thông tin họ và tên, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, hộ khẩu thường trú,…..

Tài sản góp vốn: Có thể là Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và phải được định giá và thể hiện bằng Đồng Việt Nam

Mục đích góp vốn: Góp vốn mua đất, kinh doanh

Thời hạn góp vốn: Do hai bên thỏa thuận.

Phương thức giải quyết tranh chấp: Do hai bên thỏa thuận

Cam đoan của các bên: Các bên cần quy định rõ các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, cũng như ghi rõ ràng các quyền lợi chính đáng vào trong hợp đồng, vì đây là hợp đồng mang yếu tố dân sự, nên sự thỏa thuận của các bên sẽ được tôn trọng nhiều hơn.

Giấy viết tay mua chung đất có cần công chứng không?

Khi lập thỏa thuận góp vốn mua đất này, các bên cần quan tâm đến những vấn đề pháp lý đầy đủ và hợp lệ để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

Trong quy định của pháp luật, đối với hợp đồng góp vốn mua đất, không nhất thiết phải công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không đáng có, thì dù là tài sản khác pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng, các bên vẫn nên đi công chứng hợp đồng này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu giấy viết tay mua chung đất mới năm 2022”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trình tự, thủ tục Nhà nước thu hồi đất hay tìm hiểu về giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Khi góp vốn mua chung đất, sẽ nộp đơn đến cơ quan nào để yêu cầu cấp sổ đỏ?

Theo quy định tại các Điều 70 Nghị định 43, Khoản 19 Điều 1 Nghị định 148 thì tùy từng trường hợp mà người dân có thể nộp 01 bộ hồ sơ tại một trong các cơ quan được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ gồm:
– UBND cấp xã nơi có đất;
– Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của UBND cấp tỉnh (đối với địa phương đã có Bộ phận một cửa).

Thời gian cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay là bao lâu?

Thời gian thực hiện thủ tục: Không quá 30 ngày. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện không quá 40 ngày.

Cần lưu ý gì khi soạn thảo giấy viết tay mua chung đất?

Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất, để phòng tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra, các bên nên lập thành văn bản hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được trái với các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức giao kết, chữ viết, nội dung giao kết…