Luật phá dỡ nhà ở quy định như thế nào?

18/10/2023 | 15:59 15 lượt xem SEO Tài

Những công trình xây dựng là những công trình được sự quản lý gắt gao của cơ quan nhà nước. Vì khi một công trình được xây dựng nên thì sẽ có rất nhiều những hệ quả sảy ra nếu không có sự quản lý của cơ quan nhà nước. Chính vì vậy những quy định pháp luật về phá dỡ nhà ở đã được đưa ra và thực thi trong đời sống hiện nay. Vậy những quy định cụ thể của pháp luật trong những trường hợp này là gì? Mời bạn đón đọc bài viết “Luật phá dỡ nhà ở hiện nay được quy định như thế nào? ” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Luật phá dỡ nhà ở về những trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở được quy định như thế nào?

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng trong cuộc sống hằng ngày có nhiều công trình bị yêu cầu phá dỡ do không đủ điều kiện để được duy trì hoặc tiếp tục xây dựng theo quy định của pháp luật hiện nay. Đối với những công trình như vậy việc yêu cầu phá dỡ là việc cần thiết và phải thực hiện nhanh chóng trước khi có những sự việc đáng tiếc xảy ra. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành có những công trình xây dựng nào bắt buộc phải thực hiện phá dỡ.

Các trường hợp bắt buộc phá dỡ nhà ở được quy định tại Điều 92 Luật Nhà ở 2014, bao gồm:

– Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

– Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

– Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;

+ Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Xây dựng 2014;

+ Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

+ Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

+ Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Trách nhiệm phá dỡ nhà ở theo luật phá dỡ nhà ở

Việc phá dỡ một công trình xây dựng sẽ do rất nhiều bên quản lý và giám sát nhưng quan trọng nhất là người ra quyết định phá dỡ công trình xây dựng. Người ra quyết định phá dỡ công trình xây dựng thường là người đứng đầu uỷ ban nhân dân các cấp. Nhiều trường hợp người dân tự phá dỡ công trình xây dựng thì không cần sự phê duyệt của người đứng đầu uỷ ban nhân dân các cấp nhưng vẫn phải đảm bảo những điều kiện theo luật định.

Theo Điều 93 Luật nhà ở 2014, trách nhiệm phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

– Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.

– Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.

– Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VII của Luật này.

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

Luật phá dỡ nhà ở hiện nay được quy định như thế nào
Luật phá dỡ nhà ở hiện nay được quy định như thế nào

Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở theo Luật phá dỡ nhà ở

Để được phá dỡ nhà ở thì cần tuân thủ những yêu cầu nhất định của pháp luật hiện nay. Những yêu cầu đó bao gồm: Khi chúng ta muốn phá dỡ một công trình xây dựng cần phải đảm bảo an toàn về người và tài sản của căn nhà đó. Không được tự ý phá dỡ khi vẫn còn tài sản bên trong căn nhà mà có mục đích phá dỡ. Đối với những trường hợp chống đối không phá dỡ thì thực hiện biện pháp cưỡng chế phá dỡ theo quy định.

Phá dỡ nhà ở phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

– Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.

– Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.

– Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.

– Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Luật phá dỡ nhà ở hiện nay được quy định như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý về giá làm sổ đỏ đất thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp phải phá dỡ nhà ở là gì?

Theo Điều 92 Luật nhà ở 2014, Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ bao gồm những trường hợp sau:
– Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
– Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.
– Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Phá dỡ nhà ở là gì?

– Căn cứ vào Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014) thì công trình xây dựng được hiểu là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước.
– Phá dỡ công trình xây dựng là việc thi công phá dỡ toàn bộ hoặc một phần các công trình xây dựng đã cũ bị xuống cấp, gây mất an toàn hoặc mục đích sử dụng không còn phù hợp để giải phóng mặt bằng cho việc xây dựng công trình mới.
Khi phá dỡ công trình xây dựng có thể áp dụng một trong các biện pháp thi công hoặc kết hợp cả hai biện pháp thi công với nhau sau:
+ Phá dỡ bán thủ công: Đây là biện pháp được áp dụng với những công trình sâu trong ngõ mà xe cơ giới không thể vào được, thường được kết hợp với các loại máy móc nhỏ.
+ Phá dỡ bằng máy móc: Biện pháp này thường được kết hợp với các thiết bị, máy móc chuyên dụng 100%, thường được áp dụng cho những công trình ngoài mặt đường, nơi mà xe cơ giới và máy móc phá dỡ có thể dễ dàng tiếp cận được.

Trình tự phá dỡ nhà ở?

Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường được quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020) và thực hiện theo trình tự như sau:
– Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền phá dỡ công trình xây dựng phải lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng
– Bước 2: Sau khi đã lập phương án phá dỡ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng nhằm mục đích phê duyệt phương án phá dỡ, đánh giá phương án phá dỡ có khả thi hay không khả thi
– Bước 3: Các bên liên quan sẽ tiến hành tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng
– Bước 4: Trong quá trình phá dỡ công trình xây dựng cần được tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về phá dỡ công trình xây dựng nên các bên phải tổ chức đội giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công tình xây dựng.
Như vậy, khi các công tình xây dựng thuộc một trong các trường hợp phải phá dỡ thì các bên liên quan sẽ phải tiến hành phá dỡ công trình xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng.