Quyền hạn gắn liền với các quyền và nhiệm vụ do pháp luật quy định đối với các cơ quan nhà nước, người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan này để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thẩm quyền của mỗi cơ quan, cá nhân được phân định theo lĩnh vực, vụ, khu vực hành chính và cấp hành chính. Trong mỗi ngành, thẩm quyền được phân chia theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, như thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân. Tuy nhiên, một loại việc có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân ở các ngành, các cấp khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “Không đúng thẩm quyền là gì theo quy định?” của Tư vấn luật đất đai.
Thẩm quyền là gì?
Hiện nay, có nhiều cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền, chủ yếu là tùy theo chức năng khác nhau của mỗi cơ quan mà trao thẩm quyền giải quyết công việc. Và một cơ quan có thể được trao các quyền hạn khác nhau. Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan được nhà nước và pháp luật trao cho những quyền nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thẩm quyền là tổng thể các quyền và nghĩa vụ được trao cho các chủ thể nhất định để áp dụng giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi quản lý của họ.
Mỗi chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực thì đều phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm quyền riêng” mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định.
Đây không chỉ là quyền của các chủ thể mà nó còn là nghĩa vụ, bắt buộc phải thực hiện bằng hành vi trên thực tế.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết rất quan trọng, tránh gây chồng chéo, giải quyết sai thẩm quyền.
Tuy đây được coi là những quyền đã được pháp luật công nhận và được đảm bảo thực hiện mà không ai được hạn chế, nhưng không phải vì vậy mà các chủ thể có thẩm quyền được thực hiện các quyền này một cách bừa bãi, thực hiện với mục đích riêng. Việc thực hiện các quyền này phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép.
Các loại thẩm quyền?
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có cơ sở pháp lý quy định cụ thể về các loại vật quyền. Trên thực tế, tùy theo chủ thể khác nhau mà thẩm quyền cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Nếu xét trong hệ thống cơ quan nhà nước sẽ phân chia thẩm quyền theo tên gọi của các cơ quan, tổ chức khác nhau.
- Thẩm quyền của Uỷ Ban nhân dân
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
- Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân
- Thẩm quyền của Cơ quan điều tra
- Thẩm quyền Chính phủ
- Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân
- Thẩm quyền của Quốc hội…
Trong mỗi cơ quan, tổ chức thì thẩm quyền lại được xác theo các chức vụ, chức danh khác nhau để bảo kịp thời giải quyết công việc như:
- Thẩm quyền của Chủ tịch nước
- Thẩm quyền của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao/ Tòa án nhân dân cao cấp….
- Thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh/thành phố/huyện…
- Thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã. UBND Huyện,…
Nếu xét trong các công việc, lĩnh vực cụ thể thì thẩm quyền sẽ được chia ra thành các loại như:
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực như đất đai, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thẩm quyền giải quyết việc dân sự
- Thẩm quyền xét xử
- Thẩm quyền khởi tố vụ án…
Không đúng thẩm quyền là gì theo quy định?
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan sẽ ra các quyết định, biện pháp giải quyết những vấn đề cần thi hành, những vấn đề còn tồn đọng cần giải quyết hoặc ra thông báo, văn bản yêu cầu cấp dưới làm việc… Cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật nếu để xảy ra vi phạm pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị cần thực hiện theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo thực hiện khi phát hiện các sai phạm trong công tác xử lỷ kỷ luật; cụ thể là hủy bỏ theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật khi tiến hành kỷ luật không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật; trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Đồng thời phải tiến hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý xem xét xử lý kỷ luật theo đúng quy định. Tùy theo tính chất, mức độ sai phạm để xem xét xử lý kỷ luật đối với thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý (người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức); người đứng đầu cơ quan, đơn vị, bộ phận tham mưu về công tác cán bộ và cán bộ, công chức, viên chức có liên quan.
Mời bạn xem thêm
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đất tín ngưỡng là ai?
- Xử lý đất giao trái thẩm quyền ra sao?
- Quy định về thẩm quyền cho thuê đất của UBND cấp huyện
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Không đúng thẩm quyền là gì theo quy định?″. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý chia đất khi ly hôn. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp sổ đỏ như sau:
cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp sổ đỏ là Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương nơi có đất.
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 những cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động điều tra bao gồm như sau:
Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.