Khiếu nại là một quy trình quan trọng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, cho phép công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo quy định của Luật Khiếu nại, đưa ra đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tiến hành xem xét lại các quyết định hành chính hay là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong đơn vị cơ quan hành chính, hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Điều này xảy ra khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó vi phạm pháp luật, hoặc làm tổn thương quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Khiếu nại đất đai được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Khiếu nại đất đai được pháp luật quy định như thế nào?
Luật Khiếu nại thiết lập một quy trình cụ thể để xem xét và giải quyết các khiếu nại này một cách công bằng và theo đúng quy định. Quy trình này thường bao gồm việc nộp đơn khiếu nại, xác định cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền để giải quyết, thu thập thông tin và bằng chứng liên quan, và sau đó đưa ra quyết định hoặc hành động cụ thể để khắc phục vi phạm pháp luật hoặc làm đúng quyền và lợi ích của người khiếu nại.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định về khái niệm khiếu nại đất đai cụ thể như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
– Người khiếu nại gồm: Người sử dụng đất; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất; người được ủy quyền:
Người sử dụng đất gồm:
+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
+ Tổ chức sử dụng đất như: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;…
+ Cộng đồng dân cư;
+ Cơ sở tôn giáo;
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như:
+ Người nhận tặng cho quyền sử dụng đất;
+ Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) quyền sử dụng đất…
Người có nhu cầu muốn khiếu nại về đất đai có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khiếu nại cụ thể như sau:
+ Tự mình khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền tự mình viết đơn và thực hiện khiếu nại theo thủ tục quy định.
+ Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng đất thực hiện việc khiếu nại. Đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật thực hiện khiếu nại chỉ áp dụng khi người sử dụng đất là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
+ Uỷ quyền cho luật sư thực hiện khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Đối tượng khiếu nại:
Đối với quy định về đối tượng khiếu nại thì tại khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
+ Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…
Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai?
Quá trình khiếu nại thường bắt đầu bằng việc nộp đơn yêu cầu với cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền để xem xét lại tình hình. Thông qua việc thu thập bằng chứng và kiểm tra tính hợp pháp của quyết định hoặc hành vi cụ thể, quy trình khiếu nại đảm bảo tính công bằng và tính hợp pháp trong việc xem xét lại các vấn đề liên quan. Kết quả có thể là việc sửa đổi, hoãn lại, hoặc hủy bỏ quyết định ban đầu, hoặc thậm chí đưa ra các biện pháp kỷ luật nếu cần thiết.
Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần đầu
Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau:
– Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;
– Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình.
– Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện;
– Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
– Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng.
– Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
Điều kiện thực hiện khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần hai
Ngoài các điều kiện theo thủ tục khiếu nại lần đầu thì khi thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần 2 thì phải có quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu.
Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai được thực hiện thế nào?
Luật Khiếu nại không chỉ là công cụ bảo vệ quyền của công dân mà còn giúp duy trì tính công bằng và tính hợp pháp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đóng góp vào sự thịnh vượng và ổn định của xã hội và hệ thống pháp luật.
Khoản 2 Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định rằng:
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Theo đó, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Khiếu nại 2011 và các văn bản hướng dẫn khác.
Trình tự thực hiện:
* Bước 1: . Người khiếu nại gửi đơn và kèm hồ sơ có liên quan đến Tổ tiếp công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận 11, số 270 đường Bình Thới, phường 10, quận 11 (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
* Bước 2: Tổ tiếp công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận tiếp nhận xử lý như sau:
– Trường hợp đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận, cán bộ tiếp công dân từ chối nhận đơn, hướng dẫn công dân (bằng phiếu tiếp xúc, hướng dẫn, nếu người dân có yêu cầu) đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nếu người dân trực tiếp đến gửi đơn.
– Trường hợp đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí gửi đến theo đường bưu điện thì gửi trả lại và thông báo bằng văn bản cho nơi đã chuyển đơn biết.
– Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân phường đã quá thời hạn mà phường không giải quyết thì cán bộ tiếp dân nhận đơn và đề xuất lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận luân chuyển đến Ủy ban nhân dân phường giải quyết theo đúng quy định.
– Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận. Trường hợp đơn do các nơi chuyển đến hoặc do người dân trực tiếp gửi chưa đủ điều kiện thụ lý thì trong vòng 10 ngày, cán bộ tiếp dân yêu cầu người gửi đơn bổ túc hồ sơ. Trường hợp đã đủ điều kiện thụ lý thì cấp biên nhận, ghi sổ theo dõi và trình lãnh đạo giao cho Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường hoặc Chánh thanh tra quận giải quyết.
* Bước 3: Nhận quyết định giải quyết khiếu nại Tổ tiếp công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận 11, số 270 đường Bình Thới, phường 10, quận 11 (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
* Bước 4: Quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Văn phòng Ủy ban nhân dân quận công khai trên trang Web của quận và gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày ký.
Thời hạn khiếu kiện hành chính hoặc khiếu nại tiếp theo là 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
– Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại (theo mẫu).
+ Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại và các giấy tờ có liên quan khác về nội dung khiếu nại
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho người khiếu nại về việc thụ lý.
– Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
– Trường hợp cần phải tiến hành đo, vẽ, trưng cầu giám định thì thời gian cộng thêm để thực hiện các công việc này không được quá 20 ngày.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân; tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân quận
* Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Văn phòng Ủy ban nhân dân quận; Thanh tra quận; Phòng Tài nguyên và Môi trường quận.
* Cơ quan phối hợp (nếu có): các phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận và Ủy ban nhân dân các phường.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Khiếu nại đất đai được pháp luật quy định như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan như là tư vấn pháp lý tra cứu quy hoạch thửa đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng của khiếu nại về đất đai: các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền của các cơ quan đó trong quá trình quản lý đất đai gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất.
Khiếu nại về đất đai chỉ có hai hình thức giải quyết: khiếu nại đến cơ quan hành chính có thẩm quyền theo pháp luật khiếu nại (cơ quan hành chính đã ra quyết định bị khiếu nại hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan đó), hoặc khởi kiện theo pháp luật tố tụng hành chính.