Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở là gì?

19/07/2023 | 16:45 33 lượt xem Tình

Thưa Luật sư Tư vấn luật đất đai, tôi là Hà. Tôi được một người bạn giới thiệu về web giải đáp pháp luật của bên mình. Tôi có câu hỏi liên quan đến nhà ở, như sau: Tôi có một căn nhà tại Đồng Nai, tuy nhiên tôi lại đang làm việc tại Thành phố Hà Nội nên không có thời gian về căn nhà đó. Tôi muốn cho chị gái tôi quản lý và sử dụng căn nhà đó. Tôi nghe mọi người nói rằng tôi phải làm hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở. Nhưng do hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế nên tôi không biết hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở là gì? Rất mong Luật sư giải đáp. Cảm ơn Luật sư.

Để chị hiểu rõ hơn về thắc mắc của mình thì mời chị cùng các bạn độc giả tham khảo bài viết sau của Tư vấn luật đất đai.

Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở là gì?

Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức; cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.            

Căn cứ khoản 1 Điều 155 Luật nhà ở 2014 quy định như sau: Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.

Đối với việc ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất; phải được các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung đồng ý. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền ủy quyền cho người khác quản lý phần quyền sở hữu của mình; nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu khác biết việc ủy quyền quản lý nhà ở, trừ trường hợp người được ủy quyền quản lý nhà đồng thời là chủ sở hữu chung của căn nhà đó.

Về nội dung, thời hạn hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền.

Chi phí quản lý do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở quy định pháp luật dân sự. Thông thường bên ủy quyền quản lý nhà phải trả chi phí quản lý.

Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

Về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua; tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu; sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

g) Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua; trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình; và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

Trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.

Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 của Luật này.

Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.

(Điều 10 Luật Nhà ở 2014).

Mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở

Bên ủy quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứt hợp đồng

Bên ủy quyền quản lý nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì bên ủy quyền không phải báo trước cho bên được ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải thanh toán cho bên được ủy quyền chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền;

+ Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì bên ủy quyền phải thông báo cho bên được ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà.

Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở là gì?

Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý; thì không phải báo trước cho bên ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền; nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền (nếu có).

+ Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý; thì phải thông báo cho bên ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà?

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà như sau:

+ Hợp đồng ủy quyền hết hạn.

+ Nội dung ủy quyền đã được thực hiện.

+ Căn nhà được ủy quyền quản lý không còn.

+ Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà theo quy định.

+ Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lý nhà chết.

+ Bên được ủy quyền quản lý nhà mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án.

+ Theo thỏa thuận của các bên.

(Căn cứ Điều 157 Luật nhà ở 2014).

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở là gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Có phải công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở không?

Hiện nay pháp luật hiện nay như Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014 không có quy định bắt buộc phải công chứng nhưng để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và tránh xảy ra tranh chấp nên công chứng hợp đồng ủy quyền.

Thời hạn ủy quyền là bao lâu theo quy định?

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định; thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Đối tượng nào được áp dụng hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở?

Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.
Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền; nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền.