Hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì?

28/09/2023 | 15:43 90 lượt xem SEO Tài

Xin chào đội ngũ tư vấn của Tư vấn luật đất đai! Tôi tên là Nguyễn Thị Lan, 32 tuổi, hiện nay đang sinh sống tại Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Tôi và chồng đã kết hôn được 7 năm, đã tích góp tiền mua đất và thời gian qua, chúng tôi đã xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở. Hiện nay, nhà ở đã được xây dựng xong, chúng tôi đã chuẩn bị dọn vào để ở. Tuy nhiên, theo tôi được biết, sau khi hoàn thành một dự án nào đó, cần phải có hồ sơ hoàn công. Hồ sơ này phải được phê duyệt thì mới có thể đưa công trình vào sử dụng. Kiến thức pháp lý của tôi về lĩnh vực đất đai khá hạn hẹp nên tôi không rõ hồ sơ hoàn công là gì? Vậy Luật sư có thể tư vấn giúp tôi, hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì được hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng năm 2014

Thông tư 05/2015/TT-BXD

Hồ sơ hoàn công nhà ở là gì?

Trên thực tế, pháp luật vẫn chưa có một quy định nào cụ thể định nghĩa hoàn công nhà ở là gì? Đây chỉ là một cách gọi thông thường của người dân để nói về thủ tục nghiệm thu các công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi được nghiệm thu thì công trình đó mới được đưa vào sử dụng.

Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng (theo khoản 9 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014). Với nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư là người chi tiền để thuê người khác xây nhà (hộ gia đình, cá nhân).

Tất cả những tài liệu, lý lịch hoặc nhật ký được lưu lại trong quá trình xây dựng được gọi là hồ sơ hoàn công. Những giấy tờ này bao gồm: Phê duyệt đầu tư, thiết kế công trình, dự toán chi phí, phê duyệt dự án, khảo sát xây dựng, thi công công trình và các quá trình khác nếu có.

Nói theo cách dễ hiểu, tất cả những tài liệu và hồ sơ liên quan đến quá trình xây dựng một công trình từ đầu tới cuối gọi là hồ sơ hoàn công.

Nghiệm thu công trình xây dựng

Câu hỏi: Gia đình tôi vừa xây dựng cho con trai một căn nhà ở Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Nghe con trai tôi bảo, trước khi sử dụng căn nhà cần phải được nghiệm thu. Con trai tôi đang ở Mỹ nên có nhờ tôi thực hiện việc này. Tôi vẫn chưa rõ, trách nhiệm nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về ai? Có cần đáp ứng đủ điều kiện gì để được nghiệm thu hay không? Mong được Luật sư giải đáp.

Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, để được đưa vào sử dụng thì công trình, hạng mục công trình phải được nghiệm thu theo quy định. Theo đó, nghiệm thu công trình được quy định như sau:

* Trách nhiệm nghiệm thu công trình

– Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng (khoản 1 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP).

– Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản.

* Điều kiện nghiệm thu công trình

Để được nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng thì phải có đủ 03 điều kiện sau:

– Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu, gồm:

+ Nghiệm thu công việc xây dựng;

+ Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.

Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.

– Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình.

– Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Sau khi nghiệm thu thì nhà ở được bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng (hộ gia đình, cá nhân chủ nhà). Theo khoản 1 Điều 124 Luật Xây dựng năm 2014, việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:

+ Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;

+ Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.

– Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu sau:

+ Bản vẽ hoàn công;

+ Quy trình hướng dẫn vận hành;

+ Quy trình bảo trì công trình;

+ Danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế;

+ Các tài liệu cần thiết khác có liên quan.

Lưu ý: Đối với nhà ở từ 07 tầng trở lên trước khi đưa vào sử dụng

Điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định: “Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện. Chủ nhà phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng”.

Hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì?
Hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì?

Hồ sơ hoàn công nhà ở gồm những gì?

Hồ sơ hoàn công có vai trò vô cùng quan trọng, có thể xem đây là bước cuối cùng để hợp thức hóa một công trình xây dựng. Hồ sơ hoàn công sẽ giúp các cơ quan nhà nước có cơ sở để nghiên cứu, thực hiện công tác thanh tra và nghiệm thu công trình. Bên cạnh đó, nó cũng là cơ sở để các chủ đồ tư có những phương án, giải pháp bảo vệ công trình.

Để có thể chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hoàn công, bạn cần biết nó bao gồm những giấy tờ gì. Theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD (30/10/2015) quy định về về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, giấy tờ hoàn công sẽ bao gồm 4 loại cơ bản, gồm có:

  • Giấy phép xây dựng
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
  • Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công xây dựng
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng

Ngoài 4 loại giấy tờ trên, căn cứ vào tình hình thực tế của công trình nhà ở mà sẽ có thêm những loại giấy tờ khác như:

  • Bản vẽ hoàn công
  • Báo cáo kết quả kiểm định, thí nghiệm.
  • Văn bản thỏa thuận, xác nhận, chấp thuận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vận hành thang máy, phòng cháy chữa cháy.
  • Hợp đồng xây dựng do chủ nhà ký với các nhà thầu, thi công, thiết kế và giám sát thi công xây dựng.

Ngoài ra phía chủ đầu tư và nhà thầu cũng cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ cụ thể sau:

Nhà thầu: Hợp đồng thi công, biên bản thanh lý hợp đồng thi công, hóa đơn tài chính theo hợp đồng thi công, bản vẽ hoàn công, biên bản kiểm tra hoàn thành công trình xây dựng, giấy chứng nhận giấy phép thi công của nhà thầu.

Chủ đầu tư: Đơn đề nghị đăng ký biến động tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở, bản vẽ xin phép xây dựng kèm giấy cấp phép xây dựng, tờ khai lệ phí đất, tờ khai lệ phí trước bạ, giấy tờ cá nhân của người đứng tên sở hữu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Nhà ở xã hội được xây bao nhiêu tầng?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ tư vấn pháp lý về giá thu hồi đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Trình tự, thủ tục làm hồ sơ hoàn công như thế nào?

Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công
Nếu căn nhà của bạn không bắt buộc phải xin phép xây dựng trước khi tiến hành thi công thì bạn không cần phải làm thủ tục hoàn công. Suy ra công trình cần có thủ tục hoàn công trong trường hợp phải xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.
Bước 2: Xác định hiện trạng công trình để hoàn công
Đơn vị thi công sẽ có trách nhiệm dọn dẹp công trình và chuẩn bị tài liệu nghiệm thu, cũng như lập bản vẽ hoàn công sau khi công trình được xây dựng hoàn tất.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công

Dựa vào đặc điểm của công trình mà bạn sẽ nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền phù hợp, cụ thể:
– Nộp cho Sở Xây dựng: Những công trình xây dựng nằm ở cấp đặc biệt, cấp 2 như công trình tôn giáo, công trình du lịch, tượng đài, hay công trình lịch sử,…
– Nộp cho UBND quận/huyện/xã: Công trình xây dựng là nhà ở tư nhân hoặc riêng lẻ.
– Nộp cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới: Những công trình xây mới, công trình cải tạo hoặc những khu công nghiệp cần phải xin giấy phép trong phạm vi ranh giới của khu vực.

Thủ tục hoàn công nhà ở mất khoảng bao lâu?

Không thể có một con số cụ thể để nói về thời gian thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở. Thông thường thì khoảng thời gian từ lúc nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ thuế và cấp giấy chứng nhận mới trung bình mất khoảng 60 ngày. Ngoài ra, chưa kể đến thời gian chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn công nhà ở theo quy định pháp luật. Nhưng trên thực tế sẽ có sự khác nhau đối với từng hồ sơ và từng địa phương.