Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất theo quy định

09/08/2023 | 17:16 61 lượt xem Trà Ly

Hợp đồng góp vốn mua đất đây là sự thỏa thuận giữa những bên để cùng góp tiền, tài sản,… điều này nhằm mục đích để thực hiện một công việc nhất định. Nội dung của hợp đồng góp vốn mua đất thường do các bên có sự thỏa thuận và điều này nhằm để đảm bảo những thỏa thuận ấy không trái với quy định của pháp luật hiện hành. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020

Quy định về hợp đồng góp vốn mua đất

Hợp đồng là văn bản ghi nhận những thỏa thuận giữa các bên liên quan về việc thay đổi, xác lập, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn hợp pháp bao gồm: quyền sử dụng đất, đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Hiểu theo một cách đơn giản, hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản thỏa thuận việc góp vốn (có thể góp tiền hoặc góp tài sản) để mua đất với mục tiêu thu lại lợi nhuận hoặc đặt được quyền sử dụng một thửa đất. Văn bản được ký kết dựa trên sự đồng ý tham gia của cá nhân hoặc tổ chức, của hai hoặc nhiều người,…

Cách thức phân chia lợi nhuận sau khi sang nhượng, bán lại sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia góp vốn. Thêm vào đó, thỏa thuận của các bên cần phải đảm bảo nghiêm túc tuân thủ những quy định của pháp luật. Bởi vậy, việc soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là công đoạn quan trọng khi nhiều cá nhân, tổ chức có ý định hùn vốn đầu tư chung một dự án. Các bên ký kết cần quan tâm kỹ càng đến mọi thông tin nhỏ nhất, từng điều khoản trong hợp đồng.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất theo quy định

Tự hoà giải. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở.

Trường hợp các bên đã tiến hành hòa giải nhưng không thể thống nhất thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để được giải quyết.

Trường hợp không thể giải quyết ở Ủy ban nhân dân cấp xã, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Trình tự khởi kiện được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm Đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền;
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
  • Bước 4: Tòa án triệu tập đương sự lấy lời khai; thực hiện các hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ khác;
  • Bước 5: Tòa án mở phiên họp hòa giải; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công bố chứng cứ;
  • Bước 6: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất.

Lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân

Khi tham gia ký kết hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân, các bên tham gia cần lưu ý một số vấn đề về nội dung và hình thức hợp đồng, nhằm tránh ảnh hưởng đến quyền lợi giữa các bên cũng như hạn chế việc xảy ra tranh chấp sau này.

Về nội dung hợp đồng

  • Các bên trong hợp đồng nên thỏa thuận cụ thể và chính xác mức đóng góp, cách phân chia lợi nhuận của mỗi bên được hưởng khi hợp tác kinh doanh. Đồng thời, trong hợp đồng nên có các điều khoản quy định nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và nên quy định rõ cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra.
  • Thỏa thuận rõ thêm các điều khoản về tài chính khi hợp tác góp vốn và quá trình xử lý, khai thác giá trị tài sản sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài ra, các bên còn nên quy định cụ thể về phương thức để chấm dứt việc hợp tác để có những lựa chọn xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác với nhau.
  • Thỏa thuận ràng buộc các bên về việc chỉ mua những loại đất có đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai, dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến việc góp vốn mua bán đất.
  • Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất do không thể lường trước rủi ro, vì vậy nhằm dự liệu những trường hợp các bên muốn sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng thì có thể bổ sung một số điều khoản để cùng thỏa thuận lại các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng.

Lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân

Về hình thức hợp đồng

Như đã có đề cập phía trên, hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân bắt buộc phải được lập thành văn bản và có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia góp vốn. Ngoài ra, tuy pháp luật không bắt buộc phải công chứng hợp đồng góp vốn mua đất nhưng nhằm thể hiện rõ tính minh bạch cũng như làm tăng giá trị pháp lý của hợp đồng, các bên tham gia ký kết nên đem hợp đồng đến các văn phòng công chứng để công chứng như quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014. Một mặt, khi công chứng hợp đồng, các bên có thể sẽ được công chứng viên tư vấn và soạn thảo cho một bản hợp đồng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, một văn bản được công chứng sẽ mang lại sự an tâm, tin tưởng hơn giữa các bên ký kết

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện góp vốn bằng đất và tài sản gắn liền với đất là gì?

Sẽ được phép góp quyền sử dụng đất đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.

Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất thế nào?

Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất được hiểu là chuyển phần vốn góp của mình khi góp vốn mua đất cho người khác. Các bên thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp bằng việc lập hợp đồng chuyển nhượng.
Việc tự do chuyển nhượng phần vốn góp pháp luật không cấm. Nhưng việc góp vốn mua đất cần đáp ứng điều kiện riêng để giao dịch có hiệu lực. Cụ thể, để được công nhận là người sử dụng đất và có quyền với đất hợp pháp thì tất cả những người góp vốn mua đất phải cùng đứng trên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Pháp luật đất đai quy định, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Do đó, người góp vốn, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ký vào hợp đồng này, sau đó công chứng hoặc chứng thực.
Trên thực tế, nhiều trường hợp người góp vốn không đứng tên trên Giấy chứng nhận mà chỉ có một người đứng tên nên việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn chỉ do các bên ký kết với nhau, không được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, người mua có thể gặp phải những rủi ro pháp lý đáng tiếc nếu như có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về phân chia lợi ích của mảnh đất,…
Ngoài ra, nhiều trường hợp mua đất dự án nhưng chủ đầu tư không lập hợp đồng chuyển nhượng mà lập hợp đồng góp vốn do chưa đủ điều kiện để mở bán bất động sản. Cho nên, cần kiểm tra rõ về nội dung và điều kiện về hình thức của hợp đồng