Đối tượng nào được nợ tiền sử dụng đất tái định cư?

27/09/2023 | 11:54 24 lượt xem Vân Anh

Khi Nhà nước thu hồi đất, nhà nước sẽ thực hiện phương án bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi cần thiết theo quy định của pháp luật. Nhà nước cấp đất tái định cư cho người dân bị thu hồi đất, không còn nơi để tái định cư, giúp họ tìm được nơi ở mới, ổn định cuộc sống trong thời gian sớm nhất. Việc tái định cư nhà, đất được thực hiện ở nhiều cấp độ, vùng miền khác nhau, mức bồi thường và khả năng chi trả của người nhập cư cũng khác nhau. Vậy Đối tượng nào được nợ tiền sử dụng đất tái định cư? Cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu nhé

Đối tượng nào được nợ tiền sử dụng đất tái định cư?

Sau khi thu hồi, nếu thực hiện dự án tái định cư tại khu vực thu hồi thì người dân có đất bị thu hồi sẽ được tái định cư tại chỗ hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Đất hỗ trợ tái định cư sẽ được ưu tiên bố trí ở những vị trí thuận tiện để người dân có đất bị thu hồi có thể nhanh chóng bàn giao đất.

Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 79/2019/NĐ-CP quy định:

Hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai, bao gồm: 

– Người có công với cách mạng; 

– Hộ nghèo; 

– Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; 

– Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong đó:

– Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công.

– Việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối tượng nào được nợ tiền sử dụng đất tái định cư

Trình tự, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất 

Tiền sử dụng đất là tiền khi Nhà nước giao đất cho hộ gia đình và cá nhân thông qua tiền sử dụng đất; Có thể thay đổi mục đích canh tác; Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Khi thuộc các trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất thì có thể thực hiện theo trình tự, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được như sau:

(1) Hộ gia đình, cá nhân nộp Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất cùng với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường.

Trong đó, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm: 

+ Quyết định giao đất tái định cư 

+ Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Văn phòng rà soát, kiểm tra hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân và lập Phiếu chuyển thông tin gửi đến cơ quan thuế và các cơ quan liên quan theo quy định, trong đó tại Phiếu chuyển thông tin phải có nội dung về số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận; đồng thời trả Giấy hẹn cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

(3) Căn cứ Phiếu chuyển thông tin do Văn phòng chuyển đến, cơ quan thuế xác định và ban hành Thông báo theo quy định để gửi đến hộ gia đình, cá nhân, Văn phòng và cơ quan liên quan (nếu cần) trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo. Tại Thông báo phải bao gồm các nội dung:

– Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp.

– Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận).

Số tiền sử dụng đất được ghi nợ bằng (=) Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp trừ (-) Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận).

– Thời hạn hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền; gồm:

+ Thời hạn nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (theo thời hạn quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).

+ Thời hạn nộp số tiền sử dụng đất được ghi nợ (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

(4) Căn cứ Thông báo của cơ quan thuế, hộ gia đình, cá nhân nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận) tại cơ quan kho bạc nhà nước hoặc đơn vị được cơ quan kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu (sau đây gọi là kho bạc) trong thời hạn quy định và nộp chứng từ do kho bạc cung cấp tại Văn phòng để được cấp Giấy chứng nhận.

(5) Kho bạc có trách nhiệm thu tiền sử dụng đất theo Thông báo của cơ quan thuế và cung cấp chứng từ cho hộ gia đình, cá nhân; đồng thời chuyển thông tin về số tiền thu được của hộ gia đình, cá nhân đến các cơ quan liên quan theo quy định.

(6) Căn cứ chứng từ mà hộ gia đình, cá nhân nộp, Văn phòng trả Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định; trong đó tại Giấy chứng nhận có nội dung về số tiền sử dụng đất ghi nợ và thời hạn thanh toán (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đối tượng nào được nợ tiền sử dụng đất tái định cư?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp luật như tư vấn soạn thảo điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sựHãy liên hệ tới chúng tôi để giải quyết vấn đề của bạn: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cách tính tiền sử dụng đất ghi nợ như thế nào?

Mức tiền sử dụng đất ghi nợ đối với hộ gia đình, cá nhân nêu trên được xác định như sau:
Mức tiền SDĐ ghi nợ = Tiền sử dụng đất phải nộp khi giao đất tái định cư trừ (-) Giá trị được bồi thường về đất, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thời hạn được ghi nợ tiền sử dụng đất tối đa bao lâu?

Hộ gia đình, cá nhân là đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn 05 năm này.
Tuy nhiên, trong trường hợp sau 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hộ gia đình, cá nhân chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế từ thời điểm hết thời hạn 05 năm được ghi nợ tới thời điểm trả nợ.