Định đoạt quyền sử dụng đất của hộ gia đình như thế nào?

27/06/2023 | 16:28 16 lượt xem Gia Vượng

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang sinh sống cùng gia đình tại Đồng Nai, nhà tôi có một thửa đất với diện tích là 200m2, đất được chính quyền cấp từ năm 1995, lúc đó trong sổ hộ khẩu nhà tôi có tên tôi, vợ tôi và 3 đứa con. Hiện nay cả ba người con của tôi đều đã lớn và lập gia đình, tôi dự định bán đất này để có khoản tiền làm việc khác, tuy nhiên ra văn phòng công chứng họ yêu cầu cần có chữ ký của các thành viên trong gia đình. Tôi thắc mắc rằng quy định pháp luật về việc định đoạt quyền sử dụng đất của hộ gia đình như thế nào? Mong luật sư tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, nội dung sau chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc gửi đến bạn, bạn hãy tham khảo nhé!

Căn cứ pháp lý

Người sử dụng đất có thể là hộ gia đình không?

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Theo đó mà các quy định về đất đai vô cùng chặt chẽ, vậy người sử dụng đất có thể là hộ gia đình không?

Tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất cụ thể như sau:

Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Theo đó, hộ gia đình cũng có thể là người sử dụng đất.

Thế nào là đất đai hộ gia đình?

Dưới góc độ pháp lý, hộ gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Gia đình Việt Nam thường bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống, vậy có thể hiểu đất đai hộ gia đình là gì?

Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Định đoạt quyền sử dụng đất của hộ gia đình như thế nào?

Theo đó, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ các điều kiện sau:

– Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng

– Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

– Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp hoặc cùng nhau tạo lập để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung,…

Trong Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình. Theo đó, không nhất thiết phải chung hộ khẩu mới có chung quyền sử dụng đất.

Dựa vào những quy định trên có thể suy ra đất đai hộ gia đình là đất thuộc quyền sử dụng của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình ghi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định rằng

Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)

Theo đó, tại bìa ngoài của Giấy chứng nhận sẽ ghi “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”, sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

Định đoạt quyền sử dụng đất của hộ gia đình như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 nếu quyền sử dụng đất này là của hộ gia đình thì xác định đây là tài sản chung và việc định đoạt khối tài sản chung được quy định như sau:

Sở hữu chung của các thành viên gia đình

– Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Như vậy, định đoạt tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì việc định đoạt phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong gia đình, là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Định đoạt quyền sử dụng đất của hộ gia đình như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Có được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình khi không có sự đồng ý của các thành viên khác không?

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Theo quy định, khi thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của hộ gia đình, cụ thể trường hợp trên là quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình, thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên trong hộ gia đình hoặc có văn bản ủy quyền với nội dung ủy quyền định đoạt quyền sử dụng đất trên.

Quy định pháp luật về quyền định đoạt như thế nào?

Căn cứ Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền định đoạt như sau:
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Điều kiện thực hiện quyền định đoạt hiện nay là gì?

Tại Điều 193 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện thực hiện quyền định đoạt như sau:
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.