Điều kiện thuê nhà ở công vụ tại Hà Nội

30/12/2022 | 13:50 102 lượt xem Vân Anh

Nước ta luôn có những ưu đãi nhất định đối với các cán bộ công chức của nhà nước. Trong đó, nhà ở công vụ chắc hẳn không còn xa lạ đối với mọi người. Nhà ở công vụ được xây dựng bằng công quỹ do nhà nước cấp .Nhà ở công vụ sẽ được giao cho các đối tượng đang đảm nhận chức vụ. Ngoài ra Nhà ở công vụ có nhiệm vụ như tiếp khách hoặc giải quyết các công việc chung khác. Vậy Điều kiện thuê nhà ở công vụ tại Hà Nội như thế nào? Thủ tục thuê nhà ở công vụ ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn Luật đất đai để hiểu rõ hơn nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật nhà ở 2014

Quy định về nhà ở công vụ

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 giải thích:

Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở 2014 thì đối tượng được thuê nhà công vụ bao gồm:

– Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;

– Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện tại (1) được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên;

Được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;

– Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện tại (2) được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;

– Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

– Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

– Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

Điều kiện thuê nhà ở công vụ tại Hà Nội

Điều kiện được thuê nhà công vụ theo khoản 2 Điều 32 Luật Nhà ở 2014 như sau:

  • Đối với đối tượng tại (1) mục 2 thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;
  • Đối với đối tượng tại (2), (3), (4), (5), (6) và (7) tại mục 2 thì phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác

Hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.

Điều kiện thuê nhà ở công vụ tại Hà Nội
Điều kiện thuê nhà ở công vụ tại Hà Nội

Thủ tục thuê nhà ở công vụ tại Hà Nội

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. 

Đối tượng thỏa mãn các điều kiện thuê nhà công vụ cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan đang trực tiếp quản lý

– Bản sao quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Trong 10 ngày từ khi nhận đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ kiểm tra và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét để quyết định cho thuê nhà ở công vụ hay không.

– Trường hợp nhà ở công vụ của Chính phủ: Cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với Bộ Xây dựng

– Trường hợp nhà ở công vụ của các Bộ, ngành được giao quản lý: Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành đó đang quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với cơ quan quản lý nhà ở công vụ trực thuộc Bộ, ngành nêu trên.

– Trường hợp nhà ở công vụ của địa phương do UBND cấp tỉnh quản lý: Cơ quan, tổ chức đang quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với Sở Xây dựng.

Bước 3: Xem xét giải quyết hồ sơ. 

Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quỹ nhà ở công vụ hiện có và tiêu chuẩn nhà ở công vụ để xem xét việc phê duyệt đơn đề nghị thuê nhà công vụ đó hay không. Thời hạn đưa ra quyết định là trong vòng 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ. Trường hợp không đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 4: Ký kết hợp đồng cho thuê nhà công vụ. 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ gửi Quyết định bố trí cho thuê đến đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ, cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê và người được thuê nhà ở công vụ. Sau đó, các cơ quan này sẽ cùng phối hợp trong việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ. Bên thuê và bên cho thuê (cơ quan quản lý nhà công vụ|) sẽ trao đổi và ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.

Bước 5: Thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ. 

Người thuê nhà ở công vụ thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ theo đúng số tiền và thời hạn đã ghi trong Hợp đồng thuê nhà ở công vụ theo luật định.

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà công vụ

Bên thuê nhà công vụ có các quyền và nghĩa vụ theo Điều 34 Luật Nhà ở 2014 như sau:

– Người thuê nhà ở công vụ có các quyền sau đây:

  • Nhận bàn giao nhà ở và các trang thiết bị kèm theo nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;
  • Được sử dụng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác;
  • Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời những hư hỏng nếu không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ nếu hết thời hạn thuê nhà ở mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ;
  • Thực hiện các quyền khác về nhà ở theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

– Người thuê nhà ở công vụ có các nghĩa vụ sau đây:

  • Sử dụng nhà vào mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian thuê nhà ở;
  • Có trách nhiệm giữ gìn nhà ở và các tài sản kèm theo; không được tự ý cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở công vụ; trường hợp sử dụng căn hộ chung cư thì còn phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư;
  • Không được cho thuê lại, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở công vụ;
  • Trả tiền thuê nhà ở theo hợp đồng thuê nhà ở ký với bên cho thuê và thanh toán các khoản chi phí phục vụ sinh hoạt khác theo quy định của bên cung cấp dịch vụ;
  • Trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở hoặc khi không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ hoặc khi có hành vi vi phạm thuộc diện bị thu hồi nhà ở theo quy định trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ;
  • Chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị cưỡng chế thu hồi nhà ở;
  • Các nghĩa vụ khác về nhà ở theo quy định của luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Điều kiện thuê nhà ở công vụ tại Hà Nội“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề pháp lý về thủ tục tách sổ đỏ từ sổ chung,…, Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Diện tích đất để xây dựng nhà công vụ do cơ quan nào quy định?

Theo Điều 29 Luật Nhà ở 2014 thì đất để xây dựng nhà công vụ được quy định như sau:
– Diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ được xác định cụ thể trong quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với nhà ở công vụ của cơ quan trung ương thì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ trên địa bàn, trừ trường hợp đối với nhà ở công vụ cho các đối tượng tại (4) mục 2.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ theo yêu cầu của Bộ Xây dựng.
– Đối với nhà ở công vụ cho các đối tượng tại (4) mục 2 thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh xác định diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ.
– Đối với nhà ở công vụ của địa phương thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ khi lập, phê duyệt quy hoạch.
– Nhà nước không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được sử dụng để xây dựng nhà ở công vụ.

Xác định giá thuê nhà công vụ theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xác định giá thuê nhà công vụ quy định tại Điều 33 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết để thực hiện quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê trong quá trình sử dụng nhà ở công vụ.
Không tính tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở công vụ và không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc chi phí mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.
Giá thuê nhà ở công vụ được quyết định và xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền như sau:
Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn trung ương; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý nhà ở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư;
UBND cấp tỉnh quản lý nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.
Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ thì người thuê nhà ở công vụ trả tiền thuê nhà ở thấp hơn giá thuê nhà ở thương mại theo quy định của Chính phủ.