Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?

20/09/2023 | 15:49 77 lượt xem Hương Giang

Hầu hết các giao dịch diễn ra trong đời sống hiện nay đều phải giao kết bằng hợp đồng để gia tăng tính pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Trong hợp đồng xây dựng sẽ ghi nhận nhiều các điều khoản khác nhau, trong đó có bao gồm điều khoản phạt vi phạm. Vậy điều khoản phạt vi phạm hợp đồng được quy định thế nào? Mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa trong hợp đồng xây dựng là bao nhiêu? Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng xây dựng ra sao? Nội dung bài viết của Tư vấn luật đất đai dưới đây sẽ làm rõ những câu hỏi nêu trên.

Căn cứ pháp lý

Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng xây dựng

Công ty D và công ty V giao kết hợp đồng xây dựng với nhau về dự án hồ bơi. Tuy nhiên do xây dựng không đúng kĩ thuật dẫn đến hệ thống thoát nước hồ bơi gặp vấn đề nên bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Vậy pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng xây dựng như thế nào, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé:

Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 cụ thể như sau:

– Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;

– Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.

Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 như sau:

– Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;

– Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;

– Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;

– Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia (khoản 5 Điều 146 Luật Xây dựng 2014).

Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều 146 Luật Xây dựng 2014).

Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan (khoản 7 Điều 146 Luật Xây dựng 2014).

Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng được quy định thế nào?

Phạt vi phạm là một trong những chế tài được sử dụng phổ biến trong các loại hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm, đặc biệt là đối với những vi phạm trong lĩnh vực xây dựng. Điều khoản này thông thường sẽ được các bên ghi nhận trong hợp đồng. Vậy điều khoản phạt vi phạm hợp đồng được quy định thế nào, quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bên dưới:

Phạt vi phạm hợp đồng trong xây dựng năm 2022 có gì mới? Theo quy định Điều 146 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng như sau:

– Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

– Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

– Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:

  • Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
  • Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.

– Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:

  • Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;
  • Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
  • Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;
  • Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.

– Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

– Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

  • Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đằng và hợp tác;
  • Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng
Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng

Mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa trong hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?

Bên nhận thầy là công ty E đã vi phạm hợp đồng xây dựng với công ty L. Tuy nhiên các bên lại không thỏa thuận mức phạt vi phạm là bao nhiêu trong hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ. Vậy pháp luật nước ta quy định mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa trong hợp đồng xây dựng là bao nhiêu, bạn đọc hãy cùng dõi theo nội dung bên dưới nhé:

Theo quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 thì:

  1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Tại Khoản 2 Điều 146 Luật xây dựng 2014 quy định:

“Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.”

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì:

“Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.”

Như vậy, mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% phần giá trị hợp đồng vi phạm. Trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng”. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chia đất thừa kế. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng như sau:
– Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
– Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào được phạt vi phạm hợp đồng trong thực tế?

Điều kiện được đề nghị Tòa án, Trọng tài chấp thuận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng bao gồm:
Các bên có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng
Có hành vi vi phạm hợp đồng trong thực tế
Hợp đồng có hiệu lực pháp luật