Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?

01/12/2022 | 16:11 106 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, trước đây tôi có mua đất rừng phòng hộ của cô tôi. Hiện nay con trai tôi làm ăn thua lỗ bị kiện ra Tòa án. Họ yêu cầu con tôi phải trả tiền gấp. Tôi muốn thế chấp đất này để lấy tiền cho con thì có được hay không? Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không? Thủ tục thế chấp đất rừng phòng hộ hiện nay như thế nào? Thế chấp đất rừng phòng hộ hiện nay có giá trị cao không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Đất rừng phòng hộ là gì?

Căn cứ theo quy định tại  điều 5, Luật Lâm nghiệp 2017, đất rừng phòng hộ là loại đất trồng rừng mà loại rừng đó có ý nghĩa trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.

Đất rừng phòng hộ bao gồm các loại như:

– Đất rừng phòng hộ đầu nguồn: diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông thì được hiểu là đất rừng phòng hộ đầu nguồn. Loại đất này, điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

– Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.

– Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Đây là loại rừng mọc tự nhiên có tác dụng trong việc ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành các vùng đất mới.

Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?
Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?

Các loại đất được thế chấp quyền sử dụng đất hiện nay ra sao?

Theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng:

  • Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
  • Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
  • Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?

Việc các loại đất không được thế chấp lại được quy định rải rác tại các điều khoản, bao gồm một số loại như:

  • Đất của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
  • Đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước;
  • Các loại đất chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước; trừ trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính;
  • Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.
  • Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
  • Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
  • Đất đang có tranh chấp về tài sản trên đất, đất đang nằm trong diện bị quy hoạch;
  • Đất không có đủ các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất thuộc diện quy hoạch đã có quyết định thu hồi, giải toả, bồi thường;…
    ….

Chính vì thế mà đất rừng phòng hộ là trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất bởi lẽ, chuyển nhượng đất rừng phòng hộ bị giới hạn về đối tượng, phạm vi. Vì vậy không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật thế nào?

Căn cứ theo quy định của pháp luật về đất đai, một cá nhân, hộ gia đình khi muốn được cấp sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất mà mình đang sử dụng thì cần đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, Có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013

Nếu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013,  Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16, 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì sẽ  được cấp Giấy chứng nhận theo quy định pháp luật.

Thứ hai, Trường hợp nếu không có các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì phải cung cấp được các giấy tờ như: Cá nhân, hộ gia đình phải cung cấp được văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc mình là người người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp,  phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, tại Điều 99 luật đất đai 2013 cũng quy định về những trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cụ thể để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất phải thuộc một trong số các trường hợp như sau:

Thứ nhất,  người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102. Nghĩa là trong trường hợp này người sử dụng đất phải cung cấp được các giấy tờ như đã nêu trên thì mới được cấp sổ đỏ.

Thứ hai, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai 2013  có hiệu lực thi hành. Khi thuộc vào trường hợp này, người sử dụng đất phải cung cấp được cấc giấy tờ như giấy giao đất, giấy xác nhận cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được nhà nước cấp sổ đỏ cho phần đất mà mình đang sử dụng.

Thứ ba, người sử dụng đất cung cấp được các giấy tờ chứng minh việc mua bán, thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho hợp pháp trong trường hợp họ được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

Thứ tư, người sử dụng đất phải cung cấp được các giấy tờ như quyết định, bản án của các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp họ được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

Thứ năm, người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?
Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Đất rừng phòng hộ có được thế chấp không?” Tư vấn luật đất đai tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, hay hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng… của chúng tôi. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Đất rừng phòng hộ thường được nhà nước giao cho đối tượng nào?

Đất rừng phòng hộ thường được nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình được sử dụng dưới mục đích đất nhận khoán, thuộc quỹ đất công ích, đã có quyết định thu hồi nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng công cộng hoặc các trường hợp bị giới hạn khác có đề cập tại Điều 99 Luật đất đai 2013 thì sẽ không được cấp sổ đỏ.

Đất rừng phòng hộ được phân chia thành các nhóm nào theo quy định hiện nay?

– Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;
– Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
– Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
– Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Chuyển nhượng đất rừng phòng hộ được không?

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Nếu mảnh đất bạn muốn chuyển nhượng đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng phần diện tích đất này.