Thu hồi đất là một hiện tượng xảy ra khi thuộc một trong những trường hợp đã được Nhà nước quy định thu hồi lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Thẩm quyền thu hồi, trình tự thủ tục thu hồi đất nông nghiệp cũng được Nhà nước quy định chặt chẽ điều này nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất, bên cạnh đó cũng giúp cơ quan chức năng dựa vào đó có những căn cứ để thực hiện thu hồi đất đúng pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất nông nghiệp có bị thu hồi không“ nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
Khái niệm thu hồi đất
Hiện nay, đất đai được xem như nguồn tài nguyên có hạn và ngày một trở nên khan hiếm đắt đỏ, hạn hẹp do số lượng dân số tăng cao và ngày càng có nhu cầu tích lũy đất đai. Chính vì vậy, mà việc thu hồi đất đai cũng càng trở nên khó khăn hơn.
Theo cách giải thích tại Luật đất đai 2013 và các nghị định hướng dẫn, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Để đảm bảo sự cư trú ổn định của người sử dụng đất, các chính sách khi thu hồi đất ở cũng đòi hỏi phải được cân nhắc kỹ lưỡng để người bị thu hồi đất nhanh chóng có nơi ở mới ổn định.
Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất
Đất nông nghiệp đôi khi người dân còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt đây được xem như những vùng đất, khu vực thích hợp cho việc sản xuất, canh tác nông nghiệp. Ở những vùng nông thôn, đất nông nghiệp được xem là tư liệu sản xuất chính của người nông dân, họ sống nhờ việc trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cây,…. Chính vì lẽ đó, khi bị thu hồi đất nông nghiệp cũng có thể coi là họ đã mất đi một công ăn việc làm nên việc thu hồi đất phải căn cứ theo quy định của pháp luật cần ohair có những điểu kiện thỏa đáng mới được thu hồi.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Trong đó, theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013 thì các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Đất nông nghiệp có bị thu hồi không?
Thu hồi đất được xem là một trong những trường hợp ma nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đã được nhà nước trao quyền sử dụng đất trước đó hoặc thu lại đất đang trực thuộc quyền sử dụng đất của người khác nếu như người này có những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.
Đất nông nghiệp bỏ hoang liên tục trong thời gian dài được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và thuộc trường hợp bị thu hồi đất. Cụ thể, khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định:
“1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.”
Tại điểm h khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 nêu trên đã quy định cụ thể trường hợp không sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian nhất định sẽ bị thu hồi đất. Theo đó:
– Đất trồng cây hàng năm: Không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;
– Đất trồng cây lâu năm: Không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;
– Đất trồng rừng: Không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
Tóm lại, nếu người sử dụng đất không dùng đất liên tục trong khoảng thời gian nêu trên với mỗi loại đất tương ứng sẽ bị Nhà nước thu hồi.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thu hồi đất nông nghiệp để làm cụm công nghiệp thế nào?
- Mức xử phạt xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp như thế nào?
- Mức đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư bao nhiêu?
Thông tin bài viết
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất nông nghiệp có bị thu hồi không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đối với:
Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đối với:
Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
+ Đền bù bằng đất: Việc đền bù được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi, loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương phù hợp.
+ Đền bù bằng tiền: Trường hợp không có đất để đền bù thì người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.