Có nên photo sổ đỏ cho người khác xem hay không?

10/05/2023 | 16:07 556 lượt xem Gia Vượng

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok, instagram… ngày càng thu hút nhiều người sử dụng. Khi sử dụng các trang mạng xã hội này không khó để bắt gặp hình ảnh chụp sổ đỏ, chụp giấy tờ nhà đất… Những hành vi này tương chừng như không có nguy hại gì nhưng thật chất lại mang lại những hậu quả khôn lường. Vậy có nên photo sổ đỏ cho người khác xem hay không? Việc photo, chụp, đăng tải sổ đỏ lên mạng xã hội sẽ có những hậu quả gì? Bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Như vậy, Sổ đỏ (sổ hồng) là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của Giấy chứng nhận (không được pháp luật quy định khái niệm về sổ đỏ, sổ hồng).

Sổ đỏ ghi nhận những thông tin gì?

Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNM Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

Trang 1 của Giấy chứng nhận

Trang 1 gồm:

– Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ;

– Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;

– Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trang 2 của Giấy chứng nhận

Trang 2 in chữ màu đen gồm:

– Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;

– Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;

– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

Trang 3 của Giấy chứng nhận

Trang 3 in chữ màu đen gồm:

– Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;

– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.

Có nên photo sổ đỏ cho người khác xem hay không?

Trang 4 của Giấy chứng nhận

Trang 4 in chữ màu đen gồm:

– Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;

– Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

Trang bổ sung của Giấy chứng nhận

Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:

– Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;

– Số hiệu thửa đất;

– Số phát hành Giấy chứng nhận;

– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

Có nên photo sổ đỏ cho người khác xem hay không?

Theo quy định của pháp luật đã phân tích ở trên, sổ đỏ là giấy tờ quan trọng có giá trị pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của chủ sở hữu đất. Do đó, chủ sở hữu đất không nên photo hay chụp sổ đỏ cho người khác xem như vậy các đối tượng xấu lợi dụng nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. 

Việc photo hay chụp sổ đỏ cho người khác xem thì kẻ xấu lợi dụng tráo đổi sổ đỏ, làm giải sổ đỏ nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi đó sẽ bị xử phạt như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

+  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168 Tội cướp tài sản, 169  Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, 170  Tội cưỡng đoạt tài sản, 171 Tội cướp giật tài sản, 172 Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, 173 Tội trộm cắp tài sản, 175 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và 290 Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Có tổ chức;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm

+ Lợi dụng quyền hạn, chức vụ hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp;

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, bạn đọc cần lưu ý khi photo hay chụp sổ đỏ cho người khác bởi điều này là không nên làm, và có thể yêu cầu, đề nghị người mua đến tận nơi có thiện chí và chắc chắn mua thì có thể cho xem sổ đỏ, và cung cấp căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu nhằm xác định là chính chủ, lưu ý, không cho sao chụp, chụp ảnh lại.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Có nên photo sổ đỏ cho người khác xem hay không?“. đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hậu quả của việc chụp sổ đỏ cho người khác xem?

Trong giao dịch bất động sản, sổ đỏ là giấy tờ quan trọng có giá trị để chứng minh tính pháp lý của tài sản, cũng như sự hợp pháp của chủ sở hữu. Các nhóm đối tượng tội phạm xem đây là mảnh đất màu mỡ để thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, dẫn đến rất nhiều phiền lụy cho chính chủ sở hữu bất động sản đó, và cả bị hại trót lỡ dính phải giao dịch giả này.

Khi up thông tin sổ đỏ lên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?

Để đảm bảo tính chất bảo mật chủ sở hữu nên làm mờ các thông tin nhân thân như tên, số sổ, chứng minh nhân dân…. Không cung cấp các thông tin nhân thân cho các đối tượng không quen biết tránh trường hợp bị lộ thông tin. Người dân cần nâng cao cảnh giác với các hành vi lừa đảo phổ biến này.

Giá trị pháp lý của sổ đỏ, sổ hồng như thế nào?

Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, “sổ” chỉ là “giấy” ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.