Có nhiều nhà hiện nay xây dựng ban công đua ra ngõ đi chung của các hộ dân trong ngõ. Việc đua ban công ra ngõ đi chung có thể gây ảnh hưởng đến các nhà bên cạnh như cản trở ánh sáng, cản trở đường dây điện. Vậy, có được đua ban công ra ngõ đi chung hay không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.
Xây dựng ban công như thế nào đúng luật?
Việc xây dựng ban công phải được thực hiện theo quy định của pháp luật xây dựng. Theo đó, khi xây dựng ban công cần nắm được quy định về xây dựng ban công như thế nào và tuân thủ quy định đó. Vậy, xây dựng ban công như thế nào đúng luật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.
– Đối với những ngôi nhà có ban công giáp phố thì vị trí độ cao và độ vươn ra của ban công phải phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt và tuân theo quy định về quản lý xây dựng khu vực.
– Độ vươn ra của ban công đối với nhà ở liên kế mặt phố phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới và không được lớn hơn các kích thước quy định trong Bảng sau.
Bảng độ vươn tối đa của ban công
Kích thước tính bằng mét
Chiều rộng lộ giới | Độ vươn ra tối đa |
Dưới 5 | 0 |
Từ 5 đến 7 | 0,5 |
Từ 7 đến 12 | 0,9 |
Từ 12 đến 15 | 1,2 |
Trên 15 | 1,4 |
CHÚ THÍCH:1) Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.2) Trường hợp lộ giới có chiều rộng trên 15 m nhưng chiều rộng vỉa hè nhỏ hơn 3 m, thì độ vươn ban công tối đa là 1,2 m. |
– Mặt dưới cùng của ban công phải cao hơn mặt vỉa hè tối thiểu là 3,5 m.
– Không được phép làm ban công ở các ngõ/hẻm có chiều rộng nhỏ hơn 4,0 m và có dãy nhà liên kế ở hai bên ngõ. Trường hợp chỉ có một dãy nhà ở một bên ngõ thì được làm ban công có độ vươn ra tối đa là 0,6 m.
Lưu ý: Trường hợp đường (hoặc ngõ/hẻm) có hệ thống đường dây điện đi nổi thì khi xây dựng ô văng, ban công phải bảo đảm các quy định về hành lang an toàn đối với hệ thống đường dây điện.
Có được đua ban công ra ngõ đi chung hay không?
Có nhiều ngôi nhà hiện nay xây dựng ban công đua ra ngõ đi chung gây ảnh hưởng đến nhiều hộ dân trong ngõ. Do đó mà nhiều vụ tranh cãi, tranh chấp về việc đua ban công ra ngõ đi chung xảy ra. Vậy, có được đua ban công ra ngõ đi chung hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiẻu về vấn đề này nội dung dưới đây nhé.
Căn cứ Điều 174 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau:
“Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.”
Tại Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:
“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.”
Bên cạnh đó, tại Điều 217 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về sử dụng tài sản chung như sau:
“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, việc xây dựng ban công phải theo phương thẳng đứng từ danh giới thửa đất của mình và không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu khác.
Trường hợp ngõ đi chung được xác định là tài sản chung của các hộ gia đình trong ngõ, các chủ sở hữu chung có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, việc sử dụng ngõ đi chung được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của tất cả các chủ sở hữu. Việc xây dựng của các hộ gia đình trong ngõ không được gây ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản chung của các hộ khác trừ trường hợp được tất cả các hộ trong ngõ đồng ý.
Như vậy, theo quy định thì không được đua ban công ra ngõ đi chung, trừ trường hợp được tất cả các hộ trong ngõ đồng ý.
Đua ban công ra ngõ đi chung bị xử phạt như thế nào?
Hành vi đua ban công ra ngõ đi chung là hành vi không tuân thủ quy định về pháp luật xây dựng. Do đó, cá nhân thực hiện hành vi đua ban công ra ngõ đi chung sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy, đua ban công ra ngõ đi chung bị xử phạt như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được mức xử phạt đua ban công ra ngõ đi chung như thế nào?
Trường hợp cố tình xây ban công sai quy định sẽ bị xử phạt theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
“Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;“
Như vậy, hành vi đua ban công ra ngõ đi chung sẽ bị xử phạt từ 80.000.000 – 120.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Có được đua ban công ra ngõ đi chung hay không năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay pháp luật không giải thích về khái niệm lối đi chung. Tuy nhiên dựa vào thực tế có thể hiểu lối đi chung có thể hiểu là phần diện tích chung mà người dân lối đi chung và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:
– Lối đi chung được mở từ đất sử dụng làm đường thuộc quyền quản lý của Nhà nước
– Lối đi chung được hình thành từ lối mòn mà người dân thường xuyên đi lại.
– Lối đi chung được tạo từ một phần đất của chủ sở hữu trích ra để đáp ứng việc đi lại công cộng.
– Lối đi chung được các bên thỏa thuận đối với việc chủ động sản có bất động sản bị bao vây và thỏa thuận với chủ sở hữu khác của bất động sản bao vây về việc mở lối đi chung ra đường công cộng theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, đối với lối đi chung thuộc quyền quản lý Nhà nước thì sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
Đối với các trường hợp khác, để xác định quyền sở hữu lối đi chung, thì cần phải căn cứ vào các giấy tờ như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bao gồm diện tích lối đi chung theo quy định của Luật Đất đai 2013.
– Giấy tờ chứng minh hoạt động chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng cho đối với diện tích đất có bao gồm phần diện tích lối đi chung hoặc đối với diện tích đất lối đi chung.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
…
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.“
Như vậy, vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi chung sẽ do các bên thỏa thuận.