Có đất rồi có được mua nhà ở xã hội không?

25/09/2023 | 11:12 166 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc mua nhà xã hội hiện nay như thế nào? Theo tôi được biết thì những người có thu nhập không cao sẽ được mua nhà ở xã hội. Tôi có được ba mẹ tặng cho mảnh đất nhưng nó cách xa nơi làm việc quá nên không tiện để xây nhà. Tôi và vợ có mong muốn mua nhà ở xã hội để tiết kiệm tiền và dễ đi lại hơn. Không biết tôi có thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hay không? Hiện nay Có đất rồi có được mua nhà ở xã hội không theo quy định? Rất mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Với chủ đề Có đất rồi có được mua nhà ở xã hội không?, Luật sư tư vấn luật đất đai tư vấn đến bạn như sau:

Như thế nào là nhà ở xã hội?

Hiện nay các khu nhà ở xã hội được xây dựng lên khá nhiều. Việc này đảm bảo về nơi ăn chốn ở cho người dân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết về nhà ở xã hội, ai được sở hữu loại hình nhà ở này. Chúng tôi xin tư vấn về định nghĩa nhà ở xã hội hiện nay như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì định nghĩa nhà ở xã hội được quy định cụ thể như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
  2. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
    …”
    Như vậy, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Nhà ở xã hội được bán cho thuê thuê mua đối với đối tượng nào?

Như chúng ta đã biết, hiện nay thì nhà ở xã hội là nơi để cho những đối tượng có thu nhập chưa cao. Nhà nước đã hỗ trợ họ một phần để họ có được một ngôi nhà tươm tất, đàng hoàng. Vậy cụ thể thì nhà ở xã hội được bán, cho thuê đối với những ai theo quy định mới? Vấn đề này được giải đáp ngay sau đây với nội dung bên dưới:

Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, nhà ở xã hội phải được bán, cho thuê, thuê mua theo đúng đối tượng và điều kiện quy định tại Điều 49 và Điều 51 Luật Nhà ở 2014.

Lưu ý:

– Mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được giải quyết hỗ trợ nhà ở xã hội một lần theo quy định tại Điều 52 Luật Nhà ở 2014.

– Việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư bằng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

– Người thuê nhà ở xã hội không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian thuê nhà theo hợp đồng đã ký với bên cho thuê.

Có đất rồi có được mua nhà ở xã hội không theo quy định?

Hiện nay có trường hợp mà một số người đã có đất do ba mẹ tặng cho ở quê hay đất không thích hợp xây nhà. Họ có nhu cầu và mong muốn được mua nhà ở xã hội thì liệu có được xem xét hay không? Luật đã có quy định cụ thể về những đối tượng được mua nhà ở xã hội hiện nay chưa? Vấn đề này được chúng tôi phân tích như sau:

 Điều 49 và khoản 1 Điều 50 Luật nhà ở 2014 quy định về đối tượng được mua nhà xã hội bao gồm: 

– Người có công với cách mạng;

– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND và QĐND;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ;

– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở…

Tuy nhiên, để được hỗ trợ mua nhà ở xã hội, các đối tượng nêu trên phải đáp ứng những điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 51 Luật nhà ở 2014. Cụ thể:

Về quy định nhà ở: “…phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực” theo điểm a khoản 1 Điều 51 Luật nhà ở 2014.

Về điều kiện cư trú, các đối tượng trên phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp đối với học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập, theo điểm b khoản 1 Điều 51 Luật này.

Về điều kiện thu nhập, người được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trừ trường hợp Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ; Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập này, theo điểm c khoản 1 Điều này.

Vì vậy, nếu các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách về nhà ở xã hội nêu trên đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, có thể mua nhà ở xã hội.

Trong các điều kiện nêu trên, không có điều kiện về cá nhân thuộc diện có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ không được mua nhà xã hội mà chỉ quy định về cá nhân đã có nhà ở hay chưa. Vì vậy, trong trường hợp, cá nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa có nhà ở của riêng mình và đáp ứng các điều kiện khác về cư trú và thu nhập theo quy định pháp luật thì vẫn có thể mua nhà ở xã hội. 

Thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất thế nào?

Sau khi tư vấn về đối tượng được phép mua nhà ở xã hội. Nhằm giúp cho người có quyền có thể mua được nhà ở xã hội một cách thuận lợi, chúng tôi tư vấn đến bạn đọc về thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất. Những công việc cần chuẩn bị khi mua nhà ở xã hội hiện nay là:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người có nhu cầu nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.

Người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện.

Bước 2: Giải quyết yêu cầu

Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theo quy định) về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua được hỗ trợ nhiều lần.

Trường hợp đối tượng dự kiến được mua, thuê, thuê mua theo danh sách do chủ đầu tư lập mà đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định hoặc đã được mua, thuê, thuê mua tại dự án khác thì Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trong danh sách được mua, thuê, thuê mua.

Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.

Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được danh sách) và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm).

Đồng thời, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm công bố công khai danh sách này tại trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại sàn giao dịch bất động sản hoặc trang thông tin điện tử của chủ đầu tư (nếu có).

Có đất rồi có được mua nhà ở xã hội không theo quy định?

 Điều kiện cho thuê, bán lại nhà ở xã hội như thế nào?

Hiện nay nhà ở xã hội có mục đích chính yếu là giúp cho người dân có nơi ăn chốn ở chứ không nhằm mục đích kinh doanh lấy lợi nhuận. Trường hợp người dân có nhà ở xã hội, nhưng sau đó có thể kinh tế của họ ổn định, sung túc hơn muốn chuyển nhà thì liệu có thể cho thuê hay bán lại không? Vấn đề này có thể được hiểu như sau:

Điều 62 Luật Nhà ở nêu rõ, hợp đồng thuê nhà ở xã hội có thời hạn tối thiểu là 05 năm. Trong thời gian thuê nhà ở xã hội, bên thuê không được cho thuê lại, cho mượn. Nếu không còn nhu cầu thuê thì phải chấm dứt hợp đồng và trả lại nhà.

Bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua.

Trong 05 năm, kể từ ngày thanh toán hết tiền mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị quản lý không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở cùng loại.

Sau 05 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua và được cấp Giấy chứng nhận, nộp tiền sử dụng đất và nộp thuế thu nhập: Được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu.

Lưu ý, nếu bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Có đất rồi có được mua nhà ở xã hội không theo quy định?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm các bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ, công chức, viên chức mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?

– Chưa sở hữu nhà ở, chưa mua/thuê mua nhà ở xã hội, chưa hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở nhưng diện tích/bình quân đầu người thấp hơn mức tối thiểu.
– Có thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên tại tỉnh có nhà ở xã hội.
– Không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên.
– Xác nhận của cơ quan làm việc về đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Điều kiện về thu nhập khi mua nhà ở xã hội như thế nào?

Đối với đối tượng theo thứ tự 4, 5, 6 và 7 tại bảng trên thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Nói cách khác, phải là người có thu nhập hàng tháng từ 11 triệu đồng trở xuống (132 triệu đồng/năm) nếu không có người phụ thuộc.
Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng đối với đối tượng theo thứ tự 1, 8, 9 và 10 tại bảng trên thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập.

Hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội gồm những gì?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội nhưng chưa được hưởng phải chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như sau:
– Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu số 01.
– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà.
– Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú.
– Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.