Chứng chỉ hạng 2 được giám sát công trình nào?

09/10/2023 | 14:35 249 lượt xem Thủy Thanh

Trong quá trình thi công các công trình xây dựng thì để bảo đảm được việc xây dựng được diễn ra an toàn lao động, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn của công trình đó và tiến độ xây dựng công trình thì việc thực hiện hoạt động giám sát là điều bắt buộc. Sau đây mời các bạn hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề “Chứng chỉ hạng 2 được giám sát công trình nào” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

 Quy định về giám sát thi công xây dựng công trình

Cũng bởi vì tầm quan trọng của hoạt động giám sát thi côgn xây dựng công trình nên hiện nay các vấn đề về giám sát thi công xây dựng này đã được pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:

Dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), giám sát thi công xây dựng công trình là công việc giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công của chủ đầu tư hoặc nhà thầu đang phụ trách.

Điều 120 Luật Xây dựng 2014 quy định về giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

– Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.

– Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

+ Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

+ Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình

Cụ thể tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm

– Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

– Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;

– Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng.

Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

– Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

– Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;

– Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

– Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

– Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động;…

– Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

– Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);

– Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

– Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Chứng chỉ hạng 2 được giám sát công trình nào

Điều kiện xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Không phải ai cũng có thể thực hiện được các hoạt động giám sát công trình xây dựng mà chỉ những người có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi côgn xây dựng mới được phép thực hiện hoạt động này.

Theo Điều 71 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

+ Hạng I:

Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

+ Hạng II:

Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

+ Hạng III:

Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

– Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Yêu cầu về chuyên môn khi xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Theo khoản 4 Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, yêu cầu về chuyên môn khi xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng như sau:

– Giám sát công tác xây dựng công trình:

Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

– Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình:

Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

Điều kiện tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

– Hạng I:

Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Hạng II:

Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Hạng III:

Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ hạng 2 được giám sát công trình nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng cũng sẽ được phân thành các hạng khác nhau tùy theo điều kiện và năng lực của người yêu cầu cấp chứng chỉ. Cũng tương đương với đó thì mỗi hạng chứng chỉ khác nhau sẽ có thẩm quyền giám sát các công trình khác nhau.

Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng có nội dung: “Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề”. Như vậy, có thể hiểu chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II được tham gia giám sát một phần công việc của công trình cấp I.

Nghị định 100/2018/NĐ-CP chỉnh sửa lại “Hạng II: Được làm giám sát trưởng công trình cấp II trở xuống; được làm giám sát viên thi công các công trình cùng loại với các công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề”.

Theo đó, cá nhân có chứng chỉ hành nghề hạng II được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Chứng chỉ hạng 2 được giám sát công trình nào“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật tranh chấp đất đai thừa kế. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quyền của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình là gì?

Trong việc giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có các quyền sau đây:
– Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
– Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
– Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
– Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình?

Theo khoản 2 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
– Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;
– Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;
– Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;
– Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;
– Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.