Chồng đứng tên mua nhà khi bán có cần vợ ký không?

19/10/2023 | 16:01 62 lượt xem Gia Vượng

Tài sản chung thường là những tài sản mà cặp đôi chung sở hữu hoặc đã mua chung trong suốt thời gian hôn nhân. Điều này có thể bao gồm ngôi nhà mà họ sống, mảnh đất, tài sản đầu tư chung, hoặc thậm chí các tài sản gia đình khác như ô tô, trang sức, và tiền tiết kiệm chung. Việc quản lý tài sản chung có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi sự thỏa thuận rõ ràng giữa hai bên. Một trong những trường hợp phổ biến nhất khiến tài sản trở nên nhạy cảm trong hôn nhân là tài sản như nhà ở và đất đai. Với giá trị lớn và tính thực tiễn cao, việc quyết định tài sản này thuộc về tài sản chung hay tài sản riêng có thể gây ra nhiều tranh cãi. Vậy trong trường hợp Chồng đứng tên mua nhà khi bán có cần vợ ký không?

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Nhà đất có phải đứng tên cả hai vợ chồng hay không?

Vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể có tài sản chung hoặc tài sản riêng, tùy thuộc vào quy định pháp luật và thoả thuận giữa họ. Một trong những tài sản quan trọng và thường gây ra nhiều tranh cãi là nhà cửa và đất đai. Nhà và đất của vợ và chồng có thể được coi là tài sản chung khi cả hai cùng đóng góp tài chính hoặc công sức vào việc mua nhà hoặc đất đai trong thời gian hôn nhân. Trong trường hợp này, tài sản này sẽ được chia đều theo tỷ lệ hoặc theo thoả thuận khi hôn nhân kết thúc. Việc quản lý tài sản chung đòi hỏi sự thỏa thuận rõ ràng và trách nhiệm chung trong việc duy trì và phát triển tài sản này.

Là tài sản chung

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nhà, đất của vợ chồng được coi là tài sản chung khi thuộc các trường hợp sau đây:

– Là tài sản do vợ, chồng có được sau khi kết hôn hình thành từ thu nhập, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng… trong thời kỳ hôn nhân;

– Là tài sản vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung;

– Là tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Đặc biệt, khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo quy định này, khi nhà, đất (tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng) là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là Sổ đỏ) phải có tên của hai vợ, chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Chồng đứng tên mua nhà khi bán có cần vợ ký không?

Đây cũng là quy định được nêu tại khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013:

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người

Như vậy, căn cứ các quy định trên, nếu vợ, chồng không có thỏa thuận Sổ đỏ đứng tên một người thì trong Sổ đỏ phải ghi tên cả vợ và chồng khi nhà, đất là tài sản chung của vợ, chồng.

Là tài sản riêng

Bên cạnh việc nhà, đất là tài sản chung thì đây còn có thể là tài sản của mỗi người. Khi nhà, đất là tài sản có trước khi kết hôn, do được thừa kế riêng, tặng cho riêng, có được do phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân… thì là tài sản của riêng người đó.

Trong trường hợp này, khi nhà, đất là tài sản riêng thì trên Sổ đỏ sẽ chỉ có tên một người vợ hoặc tên một người chồng.

Chồng đứng tên mua nhà khi bán có cần vợ ký không?

Một trong những trường hợp phổ biến nhất khiến tài sản trở nên nhạy cảm trong hôn nhân là tài sản như nhà ở và đất đai. Với giá trị lớn và tính thực tiễn cao, việc quyết định tài sản này thuộc về tài sản chung hay tài sản riêng có thể gây ra nhiều tranh cãi. Thường thì, mọi quyết định liên quan đến tài sản trong hôn nhân cần phải được thực hiện một cách công bằng và dựa trên sự hiểu biết, lòng tin và thỏa thuận giữa hai bên. Vậy khi người Chồng đứng tên mua nhà khi bán có cần vợ ký không?

Có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau:

(i) Trường hợp 1: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản riêng của người chồng

Đối với trường hợp này, theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm:

Các loại tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;

– Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng:

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác;

– Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.

Đồng thời, pháp luật cũng quy định vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Do đó, trường hợp sổ đỏ chỉ đứng tên của người chồng và quyền sử dụng đất tương ứng được xác định là tài sản riêng của người chồng thì người chồng có toàn quyền bán, cho, cầm cố,… đối với quyền sử dụng đất này và không cần có có chữ ký đồng ý của vợ

(ii) Trường hợp 2: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng nếu:

– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Trường hợp không có căn cứ để chứng minh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì được coi là tài sản chung.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Theo đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với quyền sử dụng đất đó. Do đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đó cho người khác thì yêu cầu phải có chữ ký của cả hai vợ chồng thì hợp đồng mua bán nhà đất mới có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền của người vợ cho người chồng được thực hiện thay quyền chuyển nhượng.

Nếu là tài sản chung mà chồng tự ý chuyển nhượng cho người khác mà không có sự đồng ý của người vợ dù sổ đỏ đứng tên chồng thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Chồng đứng tên mua nhà khi bán có cần vợ ký không?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia đất thừa kế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Vợ chồng có nghĩa vụ như thế nào về tài sản?

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản như:
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.
Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan

Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

– Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
– Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
– Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.