Cho công ty nước ngoài thuê văn phòng như thế nào?

24/05/2023 | 14:27 452 lượt xem Bảo Nhi

Hiện nay, lượng khách người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng cao, nhu cầu tìm thuê một chỗ để làm việc cũng như để ở lại của họ cũng khá lớn. Nhu cầu thuê văn phòng cho công ty nước ngoài cũng gia tăng đặc biệt là thuê văn phòng tại những tòa cao ốc. Nhưng không phải địa điểm nào cũng phù hợp để cho công ty nước ngoài thuê văn phòng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Cho công ty nước ngoài thuê văn phòng” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện nhà ở cho cá nhân tổ chức nước ngoài thuê

Điều kiện nhà ở cho tổ chức, cá nhân tổ chức danh cho người nước ngoài khi được thuê văn phòng ở tại Việt Nam được quy định tại các Điều 131, 132, 133 Luật Nhà ở được quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép vào Việt Nam có thời hạn từ 3 tháng liên tục trở lên và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thuê văn phòng ở tại Việt Nam.
Nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê phải có đủ các điều kiện sau:
– Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
– Phải là nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ khép kín;
– Bảo đảm chất lượng, an toàn cho người thuê
– Bảo đảm cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác;
– Không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Theo quy định tại Điều 92 Luật Nhà ở, bên cho thuê nhà phải có các điều kiện sau: Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự; Là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; là tổ chức cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh cho thuê nhà ở.
Bên thuê là cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; Bên thuê là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

  1. Đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  2. Bản hợp pháp hoá lãnh sự và dịch công chứng Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập xác nhận;
  3. Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài;
  4. Bản dịch công chứng báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  5. Bản dịch công chứng hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
    • Hợp đồng thuê văn phòng sao y chứng thực;
    • Bản công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê (nếu thuê của doanh nghiệp cần cung cấp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản);
    • Ngoài ra, địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện công ty nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật

Lưu ý: Toàn bộ hồ sơ cấp phép thành lập văn phòng đại diện do công ty mẹ ký và đóng dấu hồ sơ. Trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài không có dấu thì toàn bộ hồ sơ phải hợp pháp hoá lãnh sự.

Các bước thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Thời hạn hoàn thành từ 07 – 10 ngày làm việc;

Bước 2: Khắc dấu tròn và đăng ký mẫu dấu của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Thời hạn hoàn thành: 05 ngày làm việc;

Bước 3: Đăng ký cấp Thông báo mã số thuế của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Thời hạn hoàn thành: 05 -07 ngày làm việc.

Cho công ty nước ngoài thuê văn phòng

Cho công ty nước ngoài thuê văn phòng theo quy định mới

Thứ nhất, về điều kiện cho người nước ngoài thuê nhà

Theo Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở, việc cho người nước ngoài thuê nhà cần phải đáp ứng đủ những điều kiện dưới đây thì mới có văn phòng tại Việt Nam:

+ Bên cho thuê nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự. Nếu bên cho thuê là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức, phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

+ Bên thuê nhà ở là cá nhân nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở hay văn phòng làm việc tại Việt Nam bao gồm:

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam

Thứ hai, về điều kiện đối với nhà cho thuê

– Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;

– Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

– Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

– Bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cho công ty nước ngoài thuê văn phòng” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như giá thu hồi đất …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài có thể mua nhà đất ở Việt Nam hay không ?

Cụ thể, trong quy định của Luật đất đai năm 2013 chỉ quy định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài nếu có dự án đầu tư có quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Theo đó, cá nhân nước ngoài không có quyền sử dụng đất tại Việt Nam, tức là sẽ không được mua đất hoặc mua cả nhà cả đất.
Về sở hữu nhà ở, điểm b khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở năm 2014 quy định: Cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau: “b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Chức năng của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam?

Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài là đơn vị phụ thuộc nên không có chức năng kinh doanh. Do đó chức năng chính của văn phòng đại diện là thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân. Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp.