Chính phủ đã ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai thông qua Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, UBND tỉnh có trách nhiệm rà soát và xử lý việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 (sau đây gọi là Luật Đất đai). Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013 có gì đáng chú ý? Luật sư tư vấn luật đất đai mời bạn đọc xem trước và tải xuống văn bản này trong bài viết dưới đây nhé.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 43/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng | |
Ngày ban hành: | 15/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 | |
Ngày công báo: | 04/06/2014 | Số công báo: | Từ số 561 đến số 562 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Trung tuần tháng 05 vừa qua, Chính phủ đã ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai thông qua Nghị định 43/2014/NĐ-CP.Theo đó, UBND tỉnh có trách nhiệm rà soát và xử lý việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư như sau:
Tiếp tục cho phép thực hiện những dự án đã có văn bản chấp thuận đầu tư hoặc thông báo thu hồi gửi đến từng người có đất bị thu hồi hay văn bản cho phép chủ đầu tư thỏa thuận với người có đất bị thu hồi được ban hành trước ngày 01/07/2014.
Riêng đối với những dự án thỏa điểu kiện trên nhưng không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện thì sẽ bị hủy bỏ.
Những dự án thuộc diện được phép thu hồi đất nhưng chủ đầu tư không thể thỏa thuận được với người sử dụng đất thì UBND sẽ trực tiếp thu hồi phần diện tích đó.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 và thay thế những nghị định cũ như 181/2004/NĐ-CP, 84/2007/NĐ-CP, 88/2009/NĐ-CP …
Xem trước và tải xuống văn bản
Cách xác định loại đất hiện nay thế nào?
Việc xác định loại đất đối với trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1; 2 và 3 Điều 11 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn; chiếm; chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng.
2. Trường hợp sử dụng đất do lấn; chiếm; chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc; quá trình quản lý; sử dụng đất để xác định loại đất.
Cơ quan quản lý đất đai hiện nay là những cơ quan nào?
1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã; phường; thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì; phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng; nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã; phường; thị trấn.
Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; cấp tỉnh và cấp huyện gồm:
a) Báo cáo tóm tắt quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất; trong đó có các chỉ tiêu sử dụng đất; danh mục dự án; công trình dự kiến thực hiện trong kỳ quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất;
b) Bản đồ quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất.
2. Báo cáo tổng hợp; tiếp thu; giải trình ý kiến của nhân dân về quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất được công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Quản lý đất đai đối với cấp quốc gia; trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
3. Việc lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; an ninh được quy định như sau:
a) Bộ Quốc phòng; Bộ Công an gửi hồ sơ lấy ý kiến về dự thảo phương án quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; an ninh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm góp ý kiến và gửi về Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đất trồng cây hàng năm là gì? Quy định của pháp luật về đất trồng cây hằng năm
- Có nên mua đất trồng cây hàng năm không?
- Lệ phí gia hạn đất trồng cây hàng năm là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;
a) Có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Có ít nhất 05 cá nhân đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.
a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính và các chuyên ngành khác có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
c) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác từ 24 tháng trở lên.