Việc thi công công trình xây dựng luôn mang theo nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế thiệt hại trong trường hợp xảy ra tai nạn không mong muốn, pháp luật đã quy định rõ ràng rằng chủ đầu tư phải có bảo hiểm công trình xây dựng trong quá trình thi công. Bảo hiểm công trình xây dựng là một hình thức bảo hiểm chuyên dụng nhằm bảo vệ chủ đầu tư khỏi những rủi ro xảy ra trong quá trình xây dựng. Có nhiều thắc mắc rằng ai phải mua bảo hiểm công trình xây dựng? Bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về nội dung này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 119/2015/NĐ-CP
- Thông tư 50/2022/TT-BTC
Bảo hiểm công trình xây dựng là gì?
Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Rủi ro được bồi thường khi công trình xảy ra tổn thất vật chất trong quá trình xây dựng và được bồi thường cho người thứ 3 tức là người không thuộc công trình cũng như chủ đầu tư.
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại vật chất công trình đến mức tối đa giá trị của công trình được hai bên thỏa thuận thống nhất ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình công cộng hay công trình cá nhân đều phải xin giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc.
Bảo hiểm công trình xây dựng được tính phí như sau: phí bảo hiểm = giá trị công trình * tỷ lệ phí bảo hiểm trong đó tỷ lệ phí do công ty bảo hiểm quy định ,tỷ lệ phí này phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ của công ty bảo hiểm khảo sát.
Ai phải mua bảo hiểm công trình xây dựng?
Bảo hiểm công trình xây dựng bao gồm bảo vệ về mặt tài sản, trách nhiệm dân sự và nhân thọ đối với các công trình xây dựng đang được thi công. Vậy hiện nay những chủ thể nào sẽ phải mua loại bảo hiểm này là điều được quan tâm nhiều tới.
Tại Điều 11 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
Trách nhiệm mua bảo hiểm
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
2. Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
Theo đó đối với trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC.
Xác định mức phí bảo hiểm công trình xây dựng như thế nào?
Qua việc áp dụng bảo hiểm công trình xây dựng, pháp luật mong muốn đảm bảo sự an toàn và bình đẳng trong lĩnh vực xây dựng, đồng thời khuyến khích chủ đầu tư và các bên liên quan đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn an toàn, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xây dựng. Vậy có thể xác định phí bảo hiểm công trình xây dựng như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định mức phí bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải được xác định dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và phải tương ứng với điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó đối với việc xác định mức phí bảo hiểm công trình xây dựng còn được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC như sau:
Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được xác định như sau:
a) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm a khoản 1 Mục I và điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hoặc công trình xây dựng có giá trị từ một nghìn (1.000) tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm:
+ Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)).
+ Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
– Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm:
+ Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử.
+ Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Ai phải mua bảo hiểm công trình xây dựng?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC:
– Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp.
– Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Thời gian bảo hiểm trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong quy định của hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm với những thiệt hại phát sinh do tai nạn gây ra bao gồm:
– Trường hợp ốm đau, tai nạn bất ngờ cho người thứ ba (có thể bị tử vong hoặc không)
– Tài sản của người thứ ba chịu tổn thất bất ngờ
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm với điều kiện những thiệt hại nêu trên có liên quan trực tiếp đến những hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tại công trường hay khu vực phụ cận trong thời hạn bảo hiểm.
Ngoài các khoản chi phí phải trả thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thêm cho người được bảo hiểm các chi phí sau tất cả các chi phí pháp lý, và những chi phí có liên quan đã được quy định theo hợp đồng bảo hiểm.