Người nước ngoài phải cư trú ở Việt Nam từ 1 năm trở lên mới được mua nhà

20/12/2022 | 21:09 15 lượt xem Lò Chum

Người nước ngoài phải cư trú ở Việt Nam tư 1 Nam trở lên mới được mua nhà

Thưa luật sư tôi là người nước ngoài hiện tại đang làm việc tại Việt nam, tôi sang Việt Nam đã được 20 tháng vì công việc phải gắn bó ở đây lâu nên tôi muốn mua nhà ở Việt Nam. Nhưng mà vì không nắm rõ quy định pháp luật đối với người nước ngoài mà cư trú ở Việt Nam thì bao nhiêu tháng mới được mua nhà? Điều kiện để người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam như thế nào? Người nước ngoài phải cư trú ở Việt Nam từ 1 năm trở lên mới được mua nhà có đúng? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho tư vấn luật đất đai để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Người nước ngoài phải cư trú ở Việt Nam từ 1 năm trở lên mới được mua nhà? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Quy định mua nhà ở tại Việt Nam dành cho người nước ngoài

Người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Đây là một trong những điểm nổi bật nhất của Luật Nhà ở (sửa đổi), đáp ứng được sự mong mỏi, kiến nghị của rất nhiều doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Thực tế, quy định về cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được thí điểm trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các điều kiện thì rất khắt khe, khiến cho số lượng người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam rất ít ỏi. Luật Nhà ở (sửa đổi) đã nới lỏng các điều kiện cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài

Quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài có phần hạn hẹp hơn so với công dân Việt Nam. Cụ thể:

Đối với chung cư: 

Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư.

Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Đối với nhà ở riêng lẻ:

Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:

– Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;

– Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;

2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án

Cá nhân nước ngoài cho thuê nhà ở tại Việt Nam phải nộp thuế

Cá nhân nước ngoài được cho thuê nhà ở để sử dụng vào mục đích pháp luật không cấm, nhưng trước khi cho thuê phải thông báo với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện và phải nộp thuế.

Người nước ngoài phải cư trú ở Việt Nam từ 1 năm trở lên mới được mua nhà có đúng không?

Người nước ngoài phải cư trú ở Việt Nam tư 1 Nam trở lên mới được mua nhà
Người nước ngoài phải cư trú ở Việt Nam tư 1 Nam trở lên mới được mua nhà

Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài sẽ bao gồm có các trường hợp sau:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam 

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (K3, Điều 3 Luật QT 2008).

– Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài( K4 Điều 3 LQT 2008 ).

Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam cần có các giấy từ chứng minh như sau:

– Khi khách hàng mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu

– Nếu như mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu. Ngoài ra, anh chị cần phải chứng minh được mình còn quốc tịch Việt Nam hoặc có giấy tờ xác nhận là người gốc Việt do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Hoặc do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp. Và kèm theo một số giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trường hợp 2: Khách hàng là các tổ chức, cá nhận nước ngoài

– Khách hàng là các tổ chức nước ngoài bao gồm: DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN ở nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam; Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dưng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Những tổ chức này để sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam là cá nhân khi được phép nhập cảnh vào Việt Nam sẽ không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Đối chiếu với các giấy tờ chứng minh, cá nhân nước ngoài có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam (D74, ND 99/2015).

Với trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Người nước ngoài khi mua căn hộ chung cư tại Việt Nam thì thông qua hình thức gì ?

Theo điểm b, khoản 2 Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định:

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Và theo khoản 1, Điều 75, NĐ99/2015 quy định:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thủ tục cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất bản tiếng Việt và tiếng Anh theo quy định.

2. Chuẩn bị giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở của bên bán
– Trường hợp mua căn hộ chung cư (bao gồm các căn hộ hình thành trong tương lai và căn hộ có sẵn), thì:

  + Quyết định phê duyệt dự án phát triển dự án nhà ở thương mại của cơ quan có thẩm quyền.
  + Hợp đồng cho thuê đất hoặc quyết định giao đất. Hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp
  + Biên bản bàn giao căn hộ kèm theo bản quy định về quản lý sự dụng chung cư do chủ đầu tư ban hành

  + Bản vẽ sơ đồ mặt bằng căn hộ mua bán

– Trường hợp mua, nhận thừa kế, tặng cho căn hộ chung cư trong các dự án nhà ở thương mại của cá nhận (căn hộ có sẵn)

  + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

  + Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất có ghi nhận nhà ở trên đất theo Luật đất đai

3. Hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở. Hoặc giấy tờ kế thừa nhà ở đúng quy định của pháp luật (BẢN CHÍNH)

4. Chứng thực hộ chiếu nước ngoài và một trong các giấy tờ quy định tại điểm a đến e (BẢN SAO)

5. Giấy xác nhận về mua căn hộ qua sản giao dịch bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, nếu mua căn hộ của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

6. Biên lai nộp thuế, lệ phí trước bạ

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Người nước ngoài phải cư trú ở Việt Nam từ 1 năm trở lên mới được mua nhà” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về giá thu hồi đất,…, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài?


Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế: không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
– Gia hạn: trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nộp đơn xin đề nghị gia hạn cùng bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở. Số lần gia hạn thêm là 01 lần nhưng không quá 50 năm;
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền như chủ sở hữu nhà ở Việt Nam.
– Khi hết hạn sở hữu: cá nhân nước ngoài được bán, tặng cho. Nếu cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước.

Mở rộng đối tượng sở hữu nhà ở Việt Nam dành cho khách nước ngoài

Cụ thể, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Cơ sở pháp lý cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.
Và khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rõ về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Vì vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể mua nhà ở tại Việt Nam.