Hiện nay nhu cầu mở rộng kinh doanh ngày càng mở rộng nên có rất nhiều loại hình kinh doanh được mở rộng, dẫn đến việc thành lập nhiều công ty hay doanh nghiệp nhỏ. Những doanh nghiệp nhỏ này thường có ít vốn đầu tư nên việc thuê một địa điểm để thành lập văn phòng làm việc là khá khó khăn. Vậy nên nhiều người đã lựa chọn biện pháp thuê các căn nhà chung cư để sử dụng làm văn phòng làm việc. Vậy hành vi “Thuê chung cư làm văn phòng có hợp pháp không”?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.
Quy định về quản lý và sử dụng nhà chung cư
Quy định đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư
Căn cứ quy định tại Điều 1 Phụ lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định như sau:
Quy định đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư:
1. Chủ sở hữu nhà chung cư phải chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành và Bản nội quy này.
2. Khách ra vào nhà chung cư phải đăng ký, xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân tại quầy lễ tân (nếu có) hoặc tại tổ bảo vệ và phải tuân thủ sự hướng dẫn của lễ tân hoặc bảo vệ nhà chung cư. Trong trường hợp cần thiết, lễ tân hoặc bảo vệ nhà chung cư được giữ các giấy tờ chứng minh nhân thân của khách ra vào nhà chung cư để phục vụ cho việc kiểm soát an ninh, an toàn của nhà chung cư. Đối với khu vực dành cho văn phòng, dịch vụ, thương mại thì không cần phải đăng ký, xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân này.
3. Người đến tạm trú tại căn hộ phải đăng ký danh sách với quầy lễ tân (nếu có) hoặc tại tổ bảo vệ và có trách nhiệm đăng ký tạm trú tại cơ quan công an phường sở tại theo quy định.
4. Người sử dụng căn hộ, người tạm trú phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các hành vi vi phạm Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư và Bản nội quy này.
5. Các quy định áp dụng đối với nhân viên làm việc tại khu vực văn phòng dịch vụ, thương mại: do chủ đầu tư; Hội nghị nhà chung cư quy định thêm cho phù hợp với từng nhà chung cư.
Như vậy, chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư phải tuân thủ thực hiện 05 quy định trên.
Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư
Căn cứ quy định tại Điều 2 Phụ lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư:
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư bắt buộc phải thực hiện được quy định tại Điều 6 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, Điều 35 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở và pháp Luật có liên quan.
2. Các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.
Theo đó, các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện bắt buộc theo quy định tại Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 (bao gồm 13 trường hợp) và Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP năm 2015 (bao gồm 07 trường hợp.
Đồng thời, còn có các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.
Quy định về việc sử dụng phần sở hữu chung của nhà chung cư
Căn cứ quy định tại Điều 3 Phụ lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định như sau:
Quy định về việc sử dụng phần sở hữu chung của nhà chung cư:
1. Sử dụng thang máy và các thiết bị sử dụng chung theo đúng mục đích, công năng thiết kế sử dụng.
2. Không được làm hư hỏng hoặc có hành vi vi phạm đến tài sản chung của nhà chung cư.
3. Tuân thủ đầy đủ các quy định về việc dừng, đỗ xe tại nơi được dừng, đỗ xe theo quy định.
4. Sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng vào đúng mục đích, công năng theo quy định của pháp Luật về nhà ở.
5. Tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy của nhà chung cư.
6. Các quy định khác: do Hội nghị nhà chung cư quy định thêm cho phù hợp với từng nhà chung cư (nếu có).
Như vậy, việc sử dụng phần sở hữu chung của nhà chung cư phải tuân thủ theo các quy định nêu trên.
Quy định về việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi hoặc lắp đặt thêm trong căn hộ, phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng
Căn cứ quy định tại Điều 4 Phụ lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định như sau:
Quy định về việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi hoặc lắp đặt thêm trong căn hộ, phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng:
1. Trường hợp căn hộ hoặc phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng có hư hỏng thì chủ sở hữu hoặc người sử dụng được quyền sửa chữa, thay thế nhưng không được làm hư hỏng phần sở hữu chung và ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác.
2. Trường hợp thay thế, sửa chữa hoặc lắp đặt thiết bị thêm thì phải bảo đảm không làm thay đổi, biến dạng hoặc làm hư hỏng kết cấu của nhà chung cư.
3. Trường hợp có hư hỏng các thiết bị thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung gắn liền với căn hộ, phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng thì việc thay thế, sửa chữa phải được thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành nhưng không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của chủ sở hữu khác. Chủ sở hữu phải thông báo cho Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành để kịp thời sửa chữa, thay thế khi có hư hỏng và phải tạo Điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công khi sửa chữa các hư hỏng này.
4. Trường hợp nhà chung cư có khu văn phòng, dịch vụ, thương mại mà có hư hỏng các thiết bị thuộc phần sử dụng chung của nhà chung cư thì chủ sở hữu khu chức năng này phải thực hiện sửa chữa, thay thế theo quy định của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
5. Trường hợp vận chuyển các thiết bị, đồ dùng trong nhà chung cư hoặc vận chuyển vật liệu khi sửa chữa các hư hỏng thì phải thông báo cho Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư và chỉ được thực hiện trong thời gian từ 8 giờ sáng tới 18 giờ chiều hàng ngày để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà chung cư.
6. Các quy định khác: do hội nghị nhà chung cư quy định thêm cho phù hợp với từng nhà chung cư.
Như vậy, việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi hoặc lắp đặt thêm trong căn hộ, phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng cũng phải thực hiện theo quy định để không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chung của các thành viên khác trong nhà chung cư.
Quy định về việc xử lý khi có sự cố của nhà chung cư
Căn cứ quy định tại Điều 5 Phụ lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định như sau:
Quy định về việc xử lý khi có sự cố của nhà chung cư:
1. Khi gặp sự cố có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và an toàn tài sản trong nhà chung cư thì chủ sở hữu, người sử dụng phải thông báo ngay cho Ban quản trị, đơn vị quản lý nhà chung cư để xử lý.
2. Trường hợp gặp sự cố khẩn cấp, cần thiết phải sơ tán người ra khỏi nhà chung cư thì phải thực hiện theo hướng dẫn trên loa phát thanh hoặc biển chỉ dẫn thoát hiểm hoặc hướng dẫn của bảo vệ, đơn vị có thẩm quyền để di chuyển người đến nơi an toàn.
Theo đó, khi xảy ra sự cố tại nhà chung cư chủ sở hữu, người sử dụng có trách nhiệm khai báo, trường hợp khẩn cấp, cần thiết thì phải thực hiện theo hướng dẫn hoặc hoặc biển chỉ dẫn thoát hiểm hoặc hướng dẫn của bảo vệ, đơn vị có thẩm quyền.
Quy định về việc công khai thông tin của nhà chung cư
Căn cứ quy định tại Điều 6 Phụ lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định như sau:
Quy định về việc công khai thông tin của nhà chung cư:
1. Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải thông báo công khai các thông tin có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trên bản tin hoặc bảng thông báo hoặc phương tiện thông tin khác của nhà chung cư.
2. Các nội quy về phòng cháy, chữa cháy phải được gắn đúng nơi quy định; nội quy sử dụng thang máy phải được gắn đúng nơi quy định để đảm bảo việc sử dụng được an toàn, thuận tiện.
Như vậy, khai thông tin của nhà chung cư phải được thực hiện công khai và trách nhiệm công khai thuộc về Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư.
Đồng thời phải đảm bảo nội quy về phòng cháy, chữa cháy; nội quy sử dụng thang máy phải được gắn đúng nơi quy định.
Điều kiện về chủ thể được thuê chung cư
Căn cứ Điều 119 Luật nhà ở 2014 quy định bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
- Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
- Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Như vậy, để được thuê nhà chung cư, chủ thể cần phải đáp ứng các điều kiện trên
Thuê chung cư làm văn phòng có hợp pháp không?
Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 định nghĩa:
“Nhà chung cư là nhà từ 2 tầng trở lên, nhiều căn hộ, có lối đi bộ chung, có phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng. Có hệ thống công trình được sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Theo đó, nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở; và nhà chung cư được xây dựng với mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.”
Trong đó:
– Nhà chung cư có mục đích để ở: Là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng chỉ sử dụng cho mục đích để ở.
– Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp: Là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng để sử dụng vào mục đích ở và các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại…
Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014, nghiêm cấm hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Bên cạnh đó, tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định: “cấm sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ”. Theo đó, nếu căn hộ chung cư được xây dựng với mục đích để ở thì tuyệt đối không được sử dụng làm văn phòng.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi có nhu cầu sử dụng nhà chung cư để kinh doanh, làm văn phòng, dịch vụ, thương mại thì cần xác định rõ nhà chung cư định thuê (khu vực, diện tích thuê) có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh hay không; nếu không có mục đích trên thì không được thuê làm văn phòng.
Trên thực tế, việc đặt văn phòng tại chung cư còn gây ra nhiều bất tiện khác, bao gồm:
– Ảnh hưởng đến cuộc sống cư dân: An ninh không đảm bảo do người lạ ra vào thường xuyên. Không gian sinh hoạt chung, chỗ để xe của cư dân cũng bị can thiệp do nhân sự của Công ty sử dụng…
– Tăng sức ép lên hạ tầng: Chung cư vốn được thiết kế để ở, không phải kinh doanh. Nếu Doanh nghiệp “cố chấp” sử dụng, sẽ làm ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng công trình.
– Hình ảnh Doanh nghiệp “xuống cấp”: Trong mắt Khách hàng, Công ty thuê chung cư thường bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp. Còn cư dân, họ sẽ luôn nhìn Doanh nghiệp bằng ánh mắt thiếu thiện cảm.
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật Đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thuê chung cư làm văn phòng có hợp pháp không” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề lệ phí tách sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline: 0833102102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ
- Đất của mình bị cấp sổ cho người khác phải làm thế nào?
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Chung cư được phép sử dụng làm văn phòng cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Chung cư cho thuê cần được cấp phép theo quy định; đầy đủ giấy tờ xác nhận xây dựng với mục đích làm văn phòng.
– Là những tòa chung cư phức hợp hoặc các căn hộ Officetel được cho thuê làm văn phòng. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng luật; khu vực làm văn phòng phải được tách thành một khu riêng so với khu vực ở.
– Khi cho thuê căn hộ làm văn phòng; người cho thuê phải cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý. Bao gồm phần diện tích chung cư xây dựng được phép hoạt động kinh doanh, làm văn phòng.
– Nếu chung cư đủ điều kiện làm văn phòng theo quy định của pháp luật. Cần đảm bảo các yếu tố tiện nghi (thang máy riêng, khu để xe đủ rộng,…); và môi trường văn phòng không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.
Hành vi sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng công ty không phải mục đích để ở sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì sẽ bị phạt tiền lên đến 40 triệu đồng. Kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Ngoài ra khi sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng công ty thì không được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh/Đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ căn hộ đó.
Một trong những tiện ích được nhắc nhiều nhất đó là tối ưu chi phí. Việc thuê chung cư có mức giá rẻ hơn rất nhiều các văn phòng cho thuê chính vì vậy các công ty nhỏ, quy mô bé và các startup thường lựa chọn loại hình thức thuê này để làm văn phòng.
Các tiện ích đi kèm:
– Các tiện ích và dịch vụ đầy đủ và chuyên nghiệp.
– Có cả bảo vệ và lễ tân cũng như thang máy riêng.
– Văn phòng được trang bị các thiết bị cần thiết như điều hòa hay hệ thống PCC tiêu chuẩn.
– – Hệ thống điện dự phòng đầy đủ.
Mức giá rất rẻ với các tòa văn phòng chuyên nghiệp. Thông thường với các tòa văn phòng thì các khối đế thường rẻ hơn từ 10-15%.
– Diện tích sàn linh hoạt
– Với các tòa văn phòng thông thường sẽ khó để bạn có thể thuê được sàn văn phòng rộng với diện tích là 1000m2. Tuy nhiên điều này sẽ dễ dàng hơn khi lựa chọn các khối đế chung cư.
– Với các diện tích sàn vô cùng lớn các lựa chọn này sẽ giúp doanh nghiệp có một không gian rộng hơn để làm việc và các cảnh quan khác. Bên cạnh đó thì các tòa nhà này cũng rất linh hoạt để chia được nhiều diện tích văn phòng cho thuê nhỏ lẻ đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.