Bản đồ địa chính nhà đất tuy không phải là văn bản pháp lý ghi nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của chủ sở hữu đất nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng đất đai của bất kỳ nơi nào. Đặc biệt, việc trích lục nhà đất cũng góp phần quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, nhất là về biên giới. Vậy thẩm quyền giải quyết trích lục bản đồ nhà đất được quy định như thế nào? Giấy tờ, trình tự, thủ tục trích thẻ nhà đất gồm những gì? Xin trích lục bản đồ địa chính ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Luật Đất đai nhé
Trích lục bản đồ địa chính là gì?
Bản đồ địa chính là bản đồ hiển thị thông tin cơ bản về một thửa đất chẳng hạn như các thông tin về ranh giới, Diện tích, quy hoạch, giao thông, nhà ở và công trình khác, thủy lợi, sông, suối, v.v.
Trích lục bản đồ địa chính có thể hiểu là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có.
Trích lục bản đồ địa chính thực chất không phải là giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, nó chỉ cung cấp những thông tin, đặc điểm của một thửa đất cụ thể và làm bằng chứng trong các tranh chấp liên quan đến đất đai.
Hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính
Thành phần hồ sơ địa chính
1. Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
a) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
b) Sổ địa chính;
c) Bản lưu Giấy chứng nhận.
2. Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:
a) Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
b) Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
c) Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
Theo đó, hồ sơ địa chính bao gồm những có các tại liệu sau đây:
Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai
Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
– Sổ địa chính;
– Bản lưu Giấy chứng nhận.
Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:
– Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
– Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
– Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
Trình tự, thủ tục xin cấp trích lục bản đồ địa chính
Người có nhu cầu xin trích lục thửa đất trích đo thửa đất cần phải thực hiện theo trình tự thủ tục được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin trích lục thửa đất trích đo thửa đất
Nơi nộp hồ sơ: chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân; văn phòng đăng ký đất đai với tổ chức.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ xin trích lục thửa đất trích đo thửa đất tại Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục, trích đo thửa đất, khu đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu; chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trao cho người sử dụng đất.
Trường hợp trích đo địa chính thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện để phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì phải có chữ ký của người thực hiện đo đạc, người kiểm tra và ký duyệt của Giám đốc Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại vị trí phần ngoài khung mảnh trích đo địa chính theo mẫu quy định.
Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả xin trích lục thửa đất trích đo thửa đất
Các nghĩa vụ tài chính phải hoàn thành gồm: Lệ phí trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính… theo quy định riêng của từng Ủy ban nhân tỉnh theo quy định pháp luật.
Thời hạn thực hiện thủ tục xin trích lục thửa đất trích đo thửa đất: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 02 ngày.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Xin trích lục bản đồ địa chính ở đâu?
Một bản đồ địa chính cho thấy vị trí, hình dạng và diện tích của lô đất hoặc mảnh đất, cũng như thông tin về người sử dụng và loại đất được sử dụng. Ngoài ra, nó còn thể hiện mối tương quan không gian hình học giữa các thửa ruộng và các quốc gia.
Điều 29. Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính
1. Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:
a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương.
2. Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:
a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý các tài liệu gồm:
– Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
– Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;
– Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
– Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;
– Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;
b) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:
– Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
– Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;
– Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
– Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ mục kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3) Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho việc bảo quản hồ sơ địa chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo phân cấp.
Theo đó, theo quy định trên thì có thể yêu cầu trích lục bản đồ địa chính tại ủy ban nhân dân xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai của huyện đều được. Bạn có thể yêu cầu xin trích lục bản đồ địa chính tại thời điểm bạn được cấp giấy chứng nhận và bản đồ địa chính mới được cập nhật để đối chiếu về diện tích sử dụng đất của gia đình mình.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Xin trích lục bản đồ địa chính ở đâu?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới các vấn đề pháp lý, các mẫu đơn chuẩn pháp luật như mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất,…
Câu hỏi thường gặp
Tùy điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương sẽ có mức thu khác nhau nhưng phải đảm bảo nguyên tắc:
– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Tối đa 15.000 đồng/1 lần.
– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.
Các loại bản đồ địa chính
Theo hình thức thể hiện của bản đồ địa chính: có 02 loại là bản đồ địa chính dạng giấy và bản đồ địa chính dạng số.
Theo tỷ lệ của bản đồ địa chính: có 04 loại chủ yếu là:
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200: thường sử dụng ở vùng đô thị phát triển.
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500: thường sử dụng ở vùng đô thị đang phát triển trở lên.
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 thường dùng ở vùng ven, ngoại ô, nông thôn có mật độ dân cư vừa phải
Bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ hơn 1/1000 thường sử dụng ở vùng thưa nhà mà nhiều đất nông nghiệp, lâm nghiệp…