Xây nhà tạm trên đất vườn có bị phạt không?

20/02/2023 | 10:55 13 lượt xem Ngọc Gấm

Chào Luật sư, năm 2021, gia đình tôi có xây dựng một căn nhà cấp 4 tạm thời giữa vườn xoài. Nhiều người thân bảo với tôi rằng hành vi trên của tôi có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu. Luật sư có thể cho tôi biết hành vi xây nhà tạm trên đất vườn có bị phạt hay không? Nếu bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều khu đất vườn được người dân xây dựng nhà ở tạm, mục đích cho việc này nhằm để coi trong vườn tược, tránh ăn trộm. Tuy nhiên hiện nay theo thông tin của báo đài thì hành vi xây nhà tạm tại đát vườn là một hành vi vi phạm pháp luật. Điều này đã gây hoang mang đến nhiều người lỡ xây nhà trên đất vườn. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì xây nhà tạm trên đất vườn có bị phạt?

Để giải đáp cho câu hỏi về quy định về việc xây nhà tạm trên đất vườn có bị phạt?. Tuvandatdai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai 2013 
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Đất vườn là đất gì?

Hiện nay tại Việt Nam, đất vườn có thể là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm hoặc đất nông nghiệp trồng cây hàng năm.

Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất trồng cây lâu năm như sau:

Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm :

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;

 – Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).

Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất trồng cây hàng năm như sau:

Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

Đất vườn có được xây nhà tạm không?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy căn cứ theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT và Điều 6 Luật Đất đai 2013 ta biết được trên đất vườn không được xây dựng nhà, cho dù là nhà tạm bợ, vì đó là hành vi sử dụng đất trái pháp luật.

Xây nhà tạm trên đất vườn có bị phạt?
Xây nhà tạm trên đất vườn có bị phạt?

Xây nhà tạm trên đất vườn có bị phạt?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai như sau:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;”.
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Thẩm quyền xử phạt hành vi xây nhà tạm trên đất vườn

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành như sau:

– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 500.000 đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

– Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

– Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Xây nhà tạm trên đất vườn có bị phạt?.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý hợp đồng cho thuê nhà đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Có được chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch?

Theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 và Khoản 3 Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định ta xác định được cá nhân, hộ gia đình không được phép chuyển mục đích sử dụng đất nếu mục đích đất sau khi chuyển đổi không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Thời hạn giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất là bao lâu?

Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Không quá 25 ngày đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đất trồng lúa trồng cây lâu năm có bị phạt hay không?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi sử dụngđất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai ta biết được tuỳ vào tính chất và mức độ vi phạm mà hành vi chuyển đổi đất trồng lúa trồng cây lâu năm có thể bị phạt từ 2.000.000 – 50.000.000 đồng.