Hiện nay do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công cuộc phát triển nền kinh tế xã hội đất nước thì nhu cầu thu hồi đất của Nhà nước ngày càng nhiều, việc thu hồi đất này cũng dẫn theo nhiều vấn đề liên quan, trong đó có công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề “Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng” qua bài viết dưới đây của Tư vấn Luật đất đai nhé.
Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng
Hiện nay, khái niệm giải phóng mặt bằng chưa được định nghĩa cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật theo đó ta có thể hiểu giải phóng mặt bằng là quá trình di dời các tài sản của người sử dụng đất như nhà ở, cây cối, các công trình….thuộc phần đất bị Nhà Nước ra quyết định thu hồi đất để làm đường, xây dựng công trình phục vụ mục đích công cộng, phát triển kinh tế – xã hội…
Căn cứ vào Luật Đất đai 2013, việc giải phóng mặt bằng được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất trong những trường hợp sau:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61 Luật Đất đai 2013);
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62 Luật Đất đai 2013);
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (Điều 65 Luật Đất đai 2013).
Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:
+ Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư;
+ Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
– Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
– Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền.
– Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
Việc thực hiện các dự án xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng có ý nghĩa đóng vai trò trọng điểm và được xác định là đòn bẩy trong cuộc cuộc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của đất nước. Để quá trình này được thực hiện thì công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cũng phải được chú trọng.
Trong quá trình triển khai thu hồi đất hiện nay, tại nhiều địa phương vẫn gặp vướng mắc, bất cập, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội.
Một trong những nguyên nhân khiến vấn đề khiếu kiện về đất đai (chiếm 70% số đơn thư khiếu nại) trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay chủ yếu là do những vướng mắc về công tác đền bù GPMB, tập trung ở những vấn đề như: nguồn gốc đất của các tổ chức, hộ dân chưa rõ ràng; giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất còn thấp, chưa sát với giá thị trường. Mặt khác, liên quan trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, vẫn còn tình trạng thiếu công khai, minh bạch.
Phần lớn ý kiến người dân cho rằng, họ có thể chấp nhận hy sinh quyền lợi, chịu thiệt nếu việc thu hồi đất là cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc cho phát triển kinh tế, lợi ích của cộng đồng, của Nhà nước.
Ngược lại, họ sẽ không chấp nhận việc thu hồi đất chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc nhóm người, nhưng lại áp giá đền bù thấp, mang tính áp đặt, tạo kẽ hở cho trục lợi, lợi ích nhóm.
Nhiều trường hợp do bức xúc, người dân có những hành vi cản trở quá trình thu hồi đất, không chịu bàn giao mặt bằng khi đã có quyết định thu hồi đất; thậm chí cản trở tiến độ thi công công trình, không nhận tiền bồi thường, không chịu di dời đến nơi ở mới.
Quy trình giải phóng mặt bằng hiện nay
Việc thu hồi đất là hành vi tác động đến tài sản của người dân mà đất đai lại là loại tài sản có ý nghĩa quan trọng, vậy nên khi thực hiện thu hồi đất cũng như các hoạt động như giải phóng mặt bằng thì cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Luật đất đai hiện hành cũng như các văn bản pháp luật liên quan đã đưa ra các quy định cụ thể về quy trình giải phóng mặt bằng, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé.
Căn cứ theo các quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013, Điều 67 Luật Đất đai 2013, Điều 68 Luật Đất đai 2013, Điều 69 Luật Đất đai 2013, Điều 70 Luật Đất đai 2013, Điều 93 Luật Đất đai 2013.
Quy trình giải phóng mặt bằng được thực hiện theo các bước sau:
Bước | Nội dung |
Bước 1: Thông báo thu hồi đất | – Trước khi có quyết định thu hồi đất (chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp) cơ quan có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất.- Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; |
Bước 2: Thu hồi đất | UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.- Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất thì UBND xã, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.- Trường hợp người có đất thu hồi vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế. |
Bước 3: Thống kê tài sản có trên đất | – UBND xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;- Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp thì UBND xã, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức vận động, thuyết phục.- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế. |
Bước 4: Lập kế hoạch bồi thường | Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND xã nơi có đất thu hồi. |
Bước 5: Thu thập ý kiến của dân | – Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi.- Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. |
Bước 6: Hoàn thành hồ sơ bồi thường và phê duyệt phương án bồi thường | Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền sau khi thu thập ý kiến người dân; |
Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường | – Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.- Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước. |
Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tư | Đất đã thu hồi giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý. |
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằngỏ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như soạn thảo mẫu đơn xin tách sổ đỏ cho con. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu Hợp đồng thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 114 Luật đất đai; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Bảng giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sẽ do UBND tỉnh quy định phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở từng địa phương và quy hoạnh đã được phê duyệt. Cụ thể:
“3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
4. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp;
b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất.
Về cách tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng, theo điểm d khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 quy định, giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, giá đất cụ thể được quy định như sau:
Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cấp tỉnh quyết định.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 15 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định, căn cứ theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất và kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường, UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể.
Tóm lại, có thể thấy giá đất cụ thể làm căn cứ đền bù giải phóng mặt bằng do UBND cấp tỉnh quyết định, người dân khó có thể tự tính được chính xác thửa đất của mình được bồi thường bao nhiêu tiền khi bị thu hồi mà chỉ được thông báo giá bồi thường.
Giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi được tính như sau:
Giá trị của thửa đất cần định giá (01m2) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất