Thủ tục xuất khẩu đất hiếm hiện nay như thế nào?

30/11/2023 | 11:47 316 lượt xem SEO Tài

Hiện nay, việc xuất khẩu đất hiếm phải tuân theo quy định và thủ tục đặc biệt, chủ yếu dựa trên các hướng dẫn và quy định của cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường. Điều này bao gồm các bước chuẩn bị hồ sơ, xin cấp phép, kiểm tra chất lượng sản phẩm, và quản lý tài chính liên quan đến việc xuất khẩu. Vậy “Thủ tục xuất khẩu đất hiếm hiện nay như thế nào?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Thủ tục xuất khẩu đất hiếm

Thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm hiện nay

Từ việc sản xuất đến việc xuất khẩu, quá trình xử lý các loại khoáng sản đặc biệt như đất hiếm đều yêu cầu tuân thủ các quy định và thủ tục nghiêm ngặt. Trong việc xuất khẩu đất hiếm, quy trình này đòi hỏi các bước cụ thể và việc thực hiện nó tương tự như các loại khoáng sản khác, như đã quy định trong Thông tư 41/2012/TT-BTC về xuất khẩu khoáng sản.

Theo đó, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm bao gồm:

– Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô hàng xuất khẩu, do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.

– Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản xuất khẩu, cụ thể là:

+ Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực;

+ Đối với doanh nghiệp chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và Hợp đồng mua khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ (trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu khoáng sản nhập khẩu);

+ Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: Hợp đồng mua khoáng sản kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với doanh nghiệp hoặc chứng từ hợp lệ mua khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại;

Khi làm thủ tục thông quan, nếu Hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì có quyền vẫn cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại. 

Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu phạt theo quy định hiện hành và chịu chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu.

Doanh nghiệp khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm, ngoài việc thực hiện các quy định của Hải quan còn phải xuất trình các loại giấy tờ trên.

Mời bạn xem thêm: tải mẫu đơn ly hôn thuận tình

Thủ tục xuất khẩu đất hiếm

Khi khai thác đất hiếm có cần đánh giá tác động môi trường không?

Trước khi tiến hành khai thác đất hiếm, việc đánh giá tác động môi trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Mặc dù đất hiếm là nguồn tài nguyên quý hiếm, nhưng quá trình khai thác nó có thể tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về việc phải tiến hành đánh giá tác động môi trường trước khi khai thác đất hiếm.

Theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:

“Điều 30. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.”

Theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư như sau:

“Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư

3. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.”

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục xuất khẩu đất hiếm hiện nay như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Chúng tôi luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Ai sẽ thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác đất hiếm?

Theo Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Theo đó, việc đánh giá tác động môi trường sẽ do chủ dự án đầu tư thực hiện hoặc có thể thực hiện thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện

Điều kiện xuất khẩu đất hiếm trong thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm?


Căn cứ Điều 4 Thông tư 41/2012/TT-BTC quy định về xuất khẩu khoáng sản sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2016/TT-BTC và Điều 5 Thông tư 13/2020/TT-BTC
Theo đó, điều kiện xuất khẩu đất hiếm trong thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm l
– Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu khoáng sản. 
– Khoáng sản được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Đã qua chế biến và có tên trong Danh mục;.
+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn quy định;
+ Có nguồn gốc hợp pháp, cụ thể là: Được khai thác từ các mỏ, điểm mỏ có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, còn hiệu lực hoặc được nhập khẩu hợp pháp hoặc do cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
Khoáng sản nhập khẩu (để tái xuất hoặc để chế biến phục vụ xuất khẩu) được coi là hợp pháp khi có Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu (bản sao có chứng thực theo quy định).
Đối với khoáng sản tịch thu, phát mại, phải có các chứng từ sau: Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá (bản sao có chứng thực theo quy định).
Như vậy, muốn thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm phải đáp ứng những điều kiện trên.