Trình tự, thủ tục xin khai thác đất đồi tại Việt Nam năm 2023

17/03/2023 | 09:06 359 lượt xem Ngọc Gấm

Chào Luật sư, Gia đình tôi hiện nay đang có nhu cầu muốn khai thác một diện tích đồi đất đỏ bazan tại tỉnh Đăk Lăk, tuy nhiên do lần đầu làm thủ tục xin cấp phép khai thác nên gia đình tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Luật sư có thể chỉ cho tôi biết thủ tục xin khai thác đất đồi tại Việt Nam năm 2023 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay tại Việt Nam, nhằm khai thác kinh tế hiệu quả một số diện tích đồi, nhà nước đã có phép một số cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế tiến hành đăng ký khai thác đất đồi. Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế tham gia đăng ký sử dụng đất đồi tại Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì thủ tục xin khai thác đất đồi tại Việt Nam năm 2023 như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về thủ tục xin khai thác đất đồi tại Việt Nam năm 2023. Tuvandatdai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;
  • Thông tư 27/2018/TT-BTNMT;
  • Luật Khoáng sản 2010 sđ bs 2018

Đất đồi là gì?

Hiện nay theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về đất đồi núi có thể thuộc các nhóm đất sau:

  • Đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.
  • Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.
  • Đất chưa sử dụng là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
  • Đất đồi núi chưa sử dụng là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.

Cá nhân có được khai thác đất đồi hay không?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Khoáng sản 2010 sđ bs 2018 quy định về việc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau:

– Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

– Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.

Như vậy cá nhân sẽ được quyền khai thác đất đồi có chứa khoáng sản.

Điều kiện để được khai thác đất đòi tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 sđ bs 2018 quy định về điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:

– Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
  • Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

– Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.

Thủ tục xin khai thác đất đồi tại Việt Nam năm 2023
Thủ tục xin khai thác đất đồi tại Việt Nam năm 2023

Thủ tục xin khai thác đất đồi tại Việt Nam năm 2023

Theo quy định tại Điều 59 và Điều 60 Luật Khoáng sản 2010 sđ bs 2018 quy định về thủ tục xin khai thác đất đồi tại Việt Nam năm 2023 như sau:

– Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
  • Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
  • Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
  • Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Luật này.

Thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.

– Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản được quy định như sau:

  • Tối đa là 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
  • Tối đa là 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
  • Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

Thẩm quyền cấp quyền khai thác đất đồi tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản 2010 sđ bs 2018 quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:

– Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thủ tục xin khai thác đất đồi tại Việt Nam năm 2023. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tuvandatdai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về giá tách sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc xin cấp phép khai thác đất đồi tại Việt Nam được quy định ra sao?

– Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
+ Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.

Giấy phép khai thác đất đồi gồm những nội dung gì?

Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
– Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
– Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
– Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
– Thời hạn khai thác khoáng sản;
– Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.

Thời hạn của giấy phép khai thác đất đồi là bao lâu?

– Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.