Thẩm quyền hủy bỏ quyết định thu hồi đất là ai?

16/11/2023 | 17:11 38 lượt xem Gia Vượng

Thu hồi đất là một trong những biện pháp quan trọng mà nhà nước thường xuyên sử dụng để đảm bảo phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu quốc gia và công cộng. Việc này giúp tối ưu hóa sử dụng đất đai, thúc đẩy dự án quan trọng và hỗ trợ các ngành công nghiệp khác nhau. Thẩm quyền hủy bỏ quyết định thu hồi đất hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Thu hồi đất được quy định là như thế nào?

Thu hồi đất là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai, thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, theo quy định của Luật đất đai.

Theo đó, khái niệm “thu hồi đất” được định nghĩa rõ trong khoản 11 Điều 3 của Luật đất đai năm 2013. Cụ thể, đây là hành động của Nhà nước khi quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, hoặc thu lại đất đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác. Quyết định này được đưa ra khi có các vi phạm pháp luật về đất đai từ phía người sử dụng đất trong quá trình thực hiện quyền sử dụng đất được giao.

Ví dụ, việc xem xét và thu hồi đất có thể xảy ra khi người sử dụng đất vi phạm các quy định về sử dụng đất, không tuân thủ quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, hoặc có hành vi lạm dụng quyền sử dụng đất gây hậu quả nặng nề cho cộng đồng và xã hội.

Trong bối cảnh này, việc áp dụng quy định của Luật đất đai là cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và tuân thủ pháp luật trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời giữ vững lợi ích cộng đồng và phát triển bền vững cho đất nước.

Những trường hợp được yêu cầu hủy bỏ quyết định thu hồi đất

Trong trường hợp thu hồi đất không tuân theo quy định của pháp luật và không nằm trong các điều kiện được quy định trong Luật Đất đai, người bị thu hồi đất có quyền yêu cầu hủy quyết định thu hồi. Điều này là một biện pháp bảo vệ quan trọng, nhằm ngăn chặn việc thu hồi đất một cách tùy tiện, đồng thời đảm bảo rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất được bảo vệ.

Theo đó những trường hợp thu hồi đất đó là:

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

Nhà nước thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Những trường hợp thu hồi đất cụ thể như;

 Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc.

  •  Xây dựng các căn cứ quân sự, xây dựng những công trình phòng thủ quốc gia, các trận địa và những công trình đặc biệt về an ninh, quốc phòng.
  • Xây dựng các ga, cảng quân sự.
  •  Xây dựng những công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng.
  •  Xây dựng về kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân.
  •  làm các trường bắn, thao trường hay bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí.
  • Xây dựng về cơ sở đào tạo, các trung tâm huấn luyện, bệnh viện hay nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Xây dựng các nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.

Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Những trường hợp nhà nước thu hồi đất cụ thể như sau:

  •  Thực hiện về các dự án quan trọng quốc gia do phía Quốc hội quyết định về chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất.
  •  Thực hiện những dự án do Thủ tướng chính phủ chấp thuận và quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất.
  •  Thực hiện về các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất.
Thẩm quyền hủy bỏ quyết định thu hồi đất như thế nào

Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

Hiện nay trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng có những hành vi về vi phạm đất đai. Chẳng hạn như sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng, khai thác sử dụng đất chưa hợp lý. Nhằm phòng chống và khắc phục vấn đề này nhà nước đã thu hồi đất.

Thu hồi đất do chấm dứt về việc sử dụng đất theo pháp luật, do người dân tự nguyện trả lại đất hoặc thu hồi đất có nguy cơ đe dọa tới tính mạng của con người.

Ngoài những trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật trên thì những quyết định thu hồi đất trái pháp luật sẽ bị hủy bỏ quyết định thu hồi đất để giúp đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân. Vì vậy người có đất bị thu hồi cần phải nắm bắt xem mình có thuộc vào trường hợp thu hồi đất ở trên hay không. Nếu như không thuộc vào trường hợp trên thì có thể khởi kiện quyết định thu hồi đất.

Thẩm quyền hủy bỏ quyết định thu hồi đất

Quyền yêu cầu hủy quyết định thu hồi đất là một phương tiện pháp lý mà người bị ảnh hưởng có thể sử dụng để kiến nghị và bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp này, sự minh bạch và công bằng trong quy trình pháp lý trở nên quan trọng, giúp ngăn chặn những việc thu hồi đất không có căn cứ pháp lý và bảo đảm rằng quyền của người sử dụng đất không bị xâm phạm.

Chủ thể được quyền thu hồi quyết định thu hồi đất

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 7 – Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể:

“… người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án…”.

Người đã ra quyết định hành chính phải đảm bảo ra quyết định điều chỉnh đúng, để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

Trong nội dung Luật xử lý vi phạm hành chính xác định chủ thể có thẩm quyền hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính như sau:

Căn cứ khoản 3 – Điều 18 – Luật xử lý vi phạm hành chính:

“Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.”

Quy định về thẩm quyền của các chủ thể trong thu hồi, hủy bỏ quyết định hành chính. Trong đó, thẩm quyền được xác định cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Các chủ thể trong hoạt động quản lý của mình để giải quyết, đưa ra cũng như điều chỉnh quyết định phù hợp.

Các cơ chủ thể có thẩm quyền ban hành phải kịp thời phát hiện các sai sót trong quyết định của mình. Từ đó nhanh chóng đưa ra biện pháp kịp thời giải quyết. Trong ý nghĩa ban hành quyết định hành chính, phải đảm bảo quyền và lợi ích cho các đối tượng liên quan. Bên cạnh việc tuân thủ và áp dụng đúng đắn các quy định pháp luật.

Cấp trên có thể bãi bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp dưới:

Các cơ quan quản lý cấp trên phải đảm bảo hiệu quả của hoạt động làm việc của cấp dưới. Cả đối với các quyết định hành chính được cấp dưới ban hành. Do đó, đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND các cấp ban hành, qua kiểm tra phát hiện có sai sót, Chủ tịch UBND cấp trên cần đề nghị cấp dưới giải quyết trong thẩm quyền. Theo đó:

+ Trước tiên là đề nghị Chủ tịch UBND cấp dưới hủy bỏ quyết định hành chính đã ban hành.

+ Nếu Chủ tịch UBND cấp dưới không hủy bỏ thì Chủ tịch UBND cấp trên có thể căn cứ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương để ban hành quyết định bãi bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp dưới. Tức là Chủ tịch UBND cấp trên thực hiện hủy bỏ quyết định đó.

 Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 1 – Điều 7 – Luật Khiếu nại năm 2011, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các khiếu nại được khởi kiện tại Tòa. Phải xác định thẩm quyền, đối với quyết định hành chính cá biệt. Tòa án căn cứ các quy định pháp luật để giải quyết nội dung khiếu nại về quyết định hành chính được ban hành. Như xác định thẩm quyền của chủ thể ban hành quyết định. Hay nội dung quyết định có đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, mang đến quyền và lợi ích đúng cho các đối tượng liên quan không. Từ đó, Tòa án đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thẩm quyền hủy bỏ quyết định thu hồi đất như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về gia hạn thời gian sử dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong trường hợp nào?

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:
– Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc
– Xây dựng căn cứ quân sự
– Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh
– Xây dựng ga, cảng quân sự
– Xây dựng công trình công nghiệp; khoa học và công nghệ; văn hóa; thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng; an ninh
– Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân
– Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí
– Xây dựng cơ sở đào tạo; trung tâm huấn luyện; bệnh viện; nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân
– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Nhà nước chỉ thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội trong các trường hợp sau:
-Thực hiện dự án của Quốc hội chấp thuận, quyết định đầu tư.
– Thực hiện dự án của Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư.
– Thực hiện dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận

Ủy ban nhân dân xã có quyền thu hồi đất canh tác không?

Theo Điều 66 Luật Đất đai 2013 chỉ có UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện mới có thẩm quyền thu hồi đất, UBND cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất.